Bị nhiều bệnh cùng lúc

Cần biết - 05/12/2024

Với tình trạng người lớn tuổi thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc cho nên việc cho thuốc và phối hợp thuốc là một vấn đề khiến nhiều thầy thuốc phải cân nhắc kỹ càng.

Mẹ tôi là Bùi Thị Q., 70 tuổi, bị mệt, khó thở nên vào bệnh viện ở TP.HCM để khám. Sau khi khám tim mạch, bác sĩ chẩn đoán: suy tim II / bệnh thiếu máu cục bộ mạn và cho toa thuốc:

1. Nebivolol (Nebicard 5mg), ngày uống 1 lần, mỗi lần 1/2 viên sau ăn sáng (14 viên).

2. Nitroglycerin (Nitromint 2,6mg), ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, sau ăn sáng, chiều (56 viên).

3. Spiromide 50/20mg, ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 viên, sau ăn chiều (28 viên).

4. Clopidogrel (Pinclos), ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 viên, sau ăn sáng (28 viên).

5. Rosuvastatin (Vasticure 20mg) ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 1 viên sau chiều (28 viên).

Sau đó, tôi đi khám tai mũi họng, được bác sĩ chẩn đoán: viêm mũi họng mạn/ theo dõi trào ngược dạ dày - thực quản và cho đơn thuốc:

1. Ambroxol (Medovent 30mg), ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên, sau ăn sáng chiều (56 viên).

2. Alphachimotrypsin Choay, ngày ngậm dưới 2 lần, sau ăn sáng, chiều (56 viên).

Tôi tiếp tục đi khám dạ dày, được bác sĩ chẩn đoán: viêm dạ dày H.Pylori dương tính và cho thuốc:

1. Klamentin 1g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, sau ăn sáng chiều (28 viên).

2. Levofloxacin (Levzal 500mg), ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, sau ăn sáng, chiều (28 viên).

3. Rabeprazol (Pariet 10g), ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, trước ăn 30 phút sáng chiều (28 viên).

4. Sucralfat (Sarufone 1g/15ml), ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói, sau ăn 2 giờ sáng, trưa, chiều (42 gói).

Tôi xin hỏi: tôi bị suy tim độ II thì có nặng lắm không? Với 3 đơn thuốc trên tôi uống luôn 1 lần để chữa 3 bệnh cùng lúc có được không?

(P.T.K - TP.HCM)

Bị nhiều bệnh cùng lúc

Suy tim được Hiệp hội Tim mạch học Hoa kỳ chia ra làm 4 độ, từ độ 1 - 4, trong đó suy tim độ II là mức độ trung bình, tức bệnh nhân mệt khi đi lên cầu thang và chân có khả năng bị phù nhẹ, khó thở khi đi lại nhiều…

Với tình trạng người lớn tuổi thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc cho nên việc cho thuốc và phối hợp thuốc cũng là một vấn đề khiến nhiều thầy thuốc trở nên đau đầu và phải cân nhắc kỹ càng.

Ở một số bệnh viện hiện đại sau khi bệnh nhân đi khám hết các chuyên khoa sẽ có một bác sĩ tổng quát xem lại các toa thuốc và thêm bớt đi một vài loại cho phù hợp với bệnh trạng và tổng trạng của bệnh nhân cũng như chỉ cho bệnh nhân cách điều trị thế nào cho hợp lý, trong khi đó ở các bệnh viện của Việt Nam thì chưa làm được chuyện này

Với ba toa thuốc như trên chúng tôi nhận thấy không có sự trùng lắp của các hoạt chất khi kê toa.

Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng được, nhưng nên uống cách nhau 15 - 20 phút và chia nhỏ ra cho đỡ ngán.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!