Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ em trên toàn thế giới. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm vì gây ra tình trạng mất nước ở trẻ em, một biến chứng nghiêm trọng của rotavirus và gây tử vong lớn ở trẻ em ở các nước đang phát triển.
Để giúp các bậc cha mẹ hiểu thêm về biến chứng của tiêu chảy cấp do nhiễm rotavirus, Lily & WeCare mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Bạn biết gì về bệnh tiêu chảy cấp do nhiễm rotavirus?
Tiêu chảy cấp do nhiễm rotavirus căn bệnh rất phổ biến có tỉ lệ mắc và tử vong cao, đứng thứ 2 sau nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính của trẻ.
Thời điểm dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp do rotavirus:
- Trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
- 95% trẻ bị nhiễm virus Rota ít nhất một lần trước 5 tuổi
- Thời điểm giao mùa lạnh đặc biệt là vào mùa đông và mùa xuân từ tháng 10 đến hết tháng 4. Tuy nhiên vào những năm gần đây bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 3 và tháng 9.
- Sau đợt lụt lội môi trường ô nhiễm là môi trường lý tưởng để virus Rota gây bệnh
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp do nhiễm rotavirus?
Virus Rota theo phân ra môi trường bên ngoài. Khi trẻ không rửa tay sạch trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với trẻ khác, virus sẽ nhiễm vào trẻ đó qua đường miệng (khi trẻ ngậm tay hoặc ngậm các đồ vật). Các bảo mẫu hoặc người chăm sóc bé cũng có thể lan truyền virus nếu không rửa tay sạch sau khi thay tã.
Virus Rota có thể sống vài ngày trên các bề mặt cứng và khô ráo và vài tiếng đồng hồ trên tay người. Bệnh tiêu chảy cấp do nhiễm rotavirus có khả năng lây nhiễm cao.
Đặc biệt, trẻ từ 3 đến 24 tháng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cấp do nhiễm rotavirus cao hơn trẻ khác. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ trẻ nào. Tuy nhiên, trẻ bị tiêu chảy cấp do nhiễm rotavirus ở các nước đang và kém phát triển lại có nguy cơ tử vong cao hơn do khó khăn về cơ sở vật chất và hỗ trợ y tế.
Biến chứng của tiêu chảy cấp do nhiễm rotavirus
Nhiễm rotavirus có thể gây tiêu chảy nặng dẫn đến mất nước, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được chữa trị kịp thời, mất nước có thể trở thành một tình trạng đe dọa tính mạng của trẻ.
Sau khi bị nhiễm bệnh khoảng 12 đến 14 giờ, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy. Thông thường nôn mửa sẽ xuất hiện trước tiêu chảy từ 6 đến 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2 - 3 ngày. Trẻ nôn nhiều vào những ngày dầu và có thể có dấu hiệu giảm bớt khi bắt đầu tiêu chảy. Phân lỏng toàn nước, có thể có màu xanh ưa cải hoặc có nhầy, mũi nhưng không có máu. Tiêu chảy càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Đặc biệt một số trường hợp vừa tiêu chảy và nôn có thể lên tới 20 lần/ ngày rất nặng.
Đa số các trẻ sẽ hết tiêu chảy trong khoảng 4 - 8 ngày, hiếm gặp hơn có trường hợp trẻ tiêu chảy đến 2 tuần mặc dù trẻ đã khỏe, bắt dầu chơi và đòi ăn trở lại. Trẻ có thể sốt, đau bụng, quấy khóc, ít ngủ. Do nôn nhiều và tiêu chảy nên trẻ có thể sẽ mệt lả, da xanh, môi khô, lưỡi trắng (bẩn), da khô nhăn, ít nước tiểu và ít đi tiểu do mất nước và chất diện giải, nếu không được chăm sóc thích hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Đây là biến chứng nguy hiểm và trầm trọng nhất của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus vì sẽ dẫn đến tụy tim mạch và tử vong. Vì vậy trong các trường hợp trẻ bị tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu trên cần cho trẻ đi bệnh viện ngay!
Lời khuyên của bác sĩ
Bạn cần hết sức lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy và nôn mửa, nếu với số lần nhiều cần cho trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời:
- Trong khi chưa thể cho trẻ đi khám được cần cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường (có thể cho trẻ uống nước canh, rau, nước đun sôi để nguội, nước cam,...) tốt nhất nếu trẻ có thể uống được nên cho trẻ uống Oresol.
- Không nên dùng thuốc chống tiêu chảy khi chưa có chỉ định của các bác sĩ, bởi các loại thuốc này có thể làm giảm nhu động ruột, gây liệt ruột, ngưng đi ngoài khiến phân không được thải ra ngoài (trong khi thuốc đó không thể diệt được virus). Do đó mà trẻ vẫn có thể tiếp tục bị mắc bệnh mà không được phân tống ra ngoài, ứ đọng phân trong ruột gây trướng bụng và thủng ruột, tắc ruột, dẫn đến tử vong.
- Cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường phù hợp theo lứa tuổi của trẻ như cháo, súp,...và theo dõi số lần đi lỏng, số lượng, tính chất của phân.
- Theo dõi số lần đi đại tiện, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống của trẻ.
- Tiêm vắc-xin phòng chống bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus là điều cần thiết cha mẹ nên làm cho trẻ để phòng chống bệnh hiệu quả.
Trên đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus và biến chứng nguy hiểm của nó có thể xảy ra nếu không được chữa trị kịp thời, Lily & WeCare hi vọng nó sẽ là những nguồn thông tin bổ ích giúp các mẹ sớm nhận biết cũng như có cách xử lý kịp thời khi con có dấu hiệu mắc bệnh.
Tình Nguyễn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!