Biểu hiện của ốm nghén, chồng cần biết để thương vợ hơn

Nữ - 11/24/2024

Cơ thể thay đổi, ốm nghén kéo dài, ăn uống khó khăn, nôn mửa... tất cả tạo thành nỗi ám ảnh đối với bất kể ai đã, đang và chuẩn bị mang thai. Vợ chồng bạn đã chuẩn bị gì cho quá trình ốm nghén khi mang thai và biết hết những biểu hiện của ốm nghén chưa? Nếu chưa hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cơ thể thay đổi, ốm nghén kéo dài, ăn uống khó khăn, nôn mửa... tất cả tạo thành nỗi ám ảnh đối với bất kể ai đã, đang và chuẩn bị mang thai. Vợ chồng bạn đã chuẩn bị gì cho quá trình ốm nghén khi mang thai và biết hết những biểu hiện của ốm nghén chưa? Nếu chưa hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn có biết?

Nghén là một triệu chứng hoàn toàn bình thường và thường gặp khi mang thai, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lý do thực sự của hiện tượng này là gì. Tuy nhiên có một số khả năng đã được các nhà khoa học tìm ra làm cho bà bầu bị ốm nghén nhiều hơn như:

- Do thói quen ăn uống thất thường, lượng đường trong máu thấp.

- Hệ thần kinh nhạy cảm đối với các loại thực phẩm và mùi vị gây ra cảm giác buồn nôn.

- Nồng độ nội tiết tố tăng cao trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong đó progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa làm thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo ra cảm giác buồn nôn. Chất này còn làm thức ăn trong dạ dày của bà bầu chậm tiêu hóa hơn bình thường, gây chứng khó tiêu.

- Do các yếu tố di truyền.

Biểu hiện của ốm nghén xuất hiện khi nào?

Ốm nghén có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay từ trước khi mẹ có các triệu chứng khác như là ngừng kinh nguyệt, mệt mỏi hay là thay đổi khẩu vị. Ngay từ tuần thứ 4 cho đến cuối tuần thứ 6 của thai kỳ, chính là lúc cơ thể mẹ đã bị các cơn ốm nghén “hành hạ“.


Không ai có thể thể dự đoán trước cơn ốm nghén sẽ kéo dài bao lâu vì tuỳ vào sức khoẻ của mỗi người mà ốm nghén kéo dài hay sớm kết thúc, thông thường ốm nghén sẽ kéo dài trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Có những cơn nghén kéo dài đến tới hết thai kỳ. Tuy nhiên, các trường hợp như vậy chỉ xuất hiện ở một số ít các bà mẹ do cơ địa quá nhạy cảm.

Biểu hiện của ốm nghén, chồng cần biết để thương vợ hơn

Các biểu hiện của ốm nghén khi mang thai

Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng mẹ ốm nghén là dấu hiệu thai nhi đang phát triển khoẻ mạnh, đó chính là do bé đang tự mình lấy những dưỡng chất cần thiết từ mẹ. Tuy nhiên, các bà mẹ và nhất là những ông bố cần phải nắm được các triệu chứng ốm nghén để chăm sóc cho bà bầu tốt hơn. Các dấu hiệu phổ biến nhất của ốm nghén bao gồm:

- Buồn nôn

- Thường xuyên nôn

- Mệt mỏi

- Khó chịu

- Không thể ăn uống được

Đối với những bà bầu mắc các chứng ốm nghén nặng thì những triệu chứng này có thể trầm trọng hơn, cụ thể như là:

- Nôn liên tục, nôn khó có thể kiểm soát

- Đau đầu, chóng mặt

- Không ăn uống trong thời gian dài

- Mất nước và sụt cân

- Nhiều trường hợp, các mẹ thậm chí chỉ có thể nằm trên giường, không đủ sức đi lại

- Khác với các triệu chứng ốm nghén bình thường chỉ thỉnh thoảng trong ngày, ốm nghén nặng xảy ra vào cả ngày lẫn đêm.

Biểu hiện của ốm nghén, chồng cần biết để thương vợ hơn

Cách nào giảm biểu hiện ốm nghén cho mẹ bầu?

Có rất nhiều phương pháp điều trị và làm giảm triệu chứng ốm nghén khi mang thai cho bà bầu. Trong đó các phương pháp này chủ yếu nhấn mạnh vào 2 yếu tố quan trọng nhất là giúp mẹ thư giãn tinh thần và giúp cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thời gian bị thai nghén.


Cụ thể:

  • Các mẹ nên nghỉ ngơi thư giãn, đi lại nhiều và tập luyện những bài tập đơn giản. Nó sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu, giúp mẹ cung cấp dưỡng chất đến bé tốt hơn.

  • Mẹ nên tránh ăn những loại thức ăn có các mùi nồng, tanh, thức ăn tái sống, chỉ nên ăn thức ăn lạnh và có mùi thơm dịu,...

  • Mỗi sáng thức dậy, mẹ hãy bắt đầu ngày mới bằng một cốc trà gừng, trà chanh, bạc hà hoặc là các loại trái cây hỗ trợ tiêu hóa như dứa và chuối.

  • Nên chia bữa ăn ra chính thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhẹ trước khi đi ngủ và uống một ly nước cam hoặc có thể dùng nước ép cà chua, đu đủ chín thay thế để giảm buồn nôn.

  • Mẹ cũng nên ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước hơn để bù vào phần nước bị mất do những lần nôn.

  • Nên chọn các loại gối mềm mại, hay các loại ghế có điểm tựa để khi mệt mỏi mất sức mẹ có thể dựa ngay vào một cách thoải mái. Khi nằm ngủ. mẹ cũng nên nằm nghiêng về bên trái để cho máu lưu thông một cách tốt nhất.

  • Đối với những bà bầu bị ốm nghén nặng, không thể ăn uống được gì thì tốt nhất là nên đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi.


Đặc biệt, điều quan trọng nhất khi ốm nghén là trong thai kỳ mẹ bầu cần giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, tránh tối đa lo âu, căng thẳng. Các ông chồng trong thời gian này cũng nên giúp đỡ vợ mình vượt qua thời gian khó khăn bằng cách chia sẻ, chăm sóc và “chăm ” nói những lời yêu thương với vợ hơn.

Bởi những điều tưởng như đơn giản này có tác dụng làm tâm trạng mẹ thoải mái hơn rất nhiều, các biểu hiện của ốm nghén cũng vì thế mà giảm đi đáng kể.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!