Lần đầu tiên làm mẹ, chắc hẳn bạn còn thiếu sót nhiều trong việc chăm sóc bản thân, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Nhằm giúp các chị em nhẹ gánh hơn trong vấn đề này, bài viết hôm nayLily & WeCare xin chia sẻ chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu để các mẹ được biết và tham khảo.
Ăn uống như thế nào khi mang thai 3 tháng đầu?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của mẹ bầu cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
Nhóm chất bột: Gạo, mì, ngô, khoai, sắn...
Nhóm chất đạm: Thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ...
Nhóm chất béo: Dầu, vừng, lạc...
Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ: Rau xanh và hoa quả chín.
Khi mang thai 3 tháng đầu, các mẹ chưa cần thiết phải ăn uống tẩm bố quá nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng bình thường cộng với nâng cao các vi chất cho cơ thể:
Đối với những người khỏe mạnh và đủ chất, chỉ cần tăng khẩu phần ăn lên một chút so với thông thường.
Nếu là người nằm trong top gầy yếu, thì bạn cần phải cố gắng ăn nhiều các chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein, chất xơ để bù lại sự thiếu hụt của cơ thể.
Và đừng quên uống nhiều nước, lượng nước tối thiểu hàng ngày cần cung cấp là 1,5 lít.
Nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa ( có thể 6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
Bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ:
Canxi:Mẹ bầu cần bổ sung thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, có thể chọn những thực phẩm giàu canxi như: Sữa, trứng, váng sữa hay sữa chua...
Axit folic: Chất đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau màu xanh thẫm, hoa...
Sắt:Tham gia vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò,...
Các vitamin cần thêm: Vitamin A, C, D, K... đều cần thiết cho thai phụ và thai nhi.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Nhưng chú ý: Sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những thực phẩm nào mẹ bầu nên tránh khi mang thai 3 tháng đầu?
Chị em phụ nữ cần thay đổi thói quen ăn uống kể từ khi có thai, bởi mang thai chính là một cuộc cải cách toàn diện. Nhìn chung, chị em phải hiểu rằng khi mang thai, rượu là đồ uống cần loại ra khỏi bàn, caffein cũng phải hạn chế.
3 tháng đầu mang thai là khoảng thời gian có nhiều thay đổi diễn ra trong thể người mẹ. Bào thai cũng có biến đổi mạnh về não, tủy sống và các cơ quan khác. Vì vậy chế độ ăn uống lành mạnh của người mẹ trong giai đoạn này đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Caffein và sảy thai
Cafe không cần bạn phải tránh hoàn toàn khi mang thai nhưng nên hạn chế. Theo các bác sĩ sản khoa Mỹ chia sẻ: Phụ nữ mang thai nên tiêu thụ ít hơn 200mg caffein mỗi ngày, tương đương với 300-400ml cafe. Đừng để bị lừa với các loại thực phẩm có ghi không chứa caffein vì chúng vẫn có thể chứa một lượng nhỏ caffeinnhư: Trà cafe, chocolate hay nước soda.
Dù cho mối liên quan giữa caffein và sảy thai còn chưa có một kết luận chắc chắn nào nhưng caffein vẫn là nguyên nhân gây ra các vấn đề khác trong thai kỳ như: Mất nước và chóng mặt...Nếu uống quá nhiều caffein trong thời gian dài có thể khiến bé sơ sinh nhẹ cân và làm tăng nhịp tim thai.
Tiền sản giật và những biến chứng đau đầu khác thường gặp trong cuối thai kỳ
Di chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị ngạt do sặc nước ối
Đã từng mang thai ngoài dạ con lần đầu sẽ có lần thứ 2?
Những nguyên nhân ra máu khi mang thai theo từng giai đoạn thai kỳ
Có những bất thường nào khi mẹ mang thai đôi?
Listeria
Nhiều phụ nữ có thể không biết mình đang mang thai nhất là trong giai đoạn đầu. Nên thiếu đi một chế độ ăn uống không khoa học từ đó có thể gây biến chứng khi mang thai. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo chị nên thay đổi chế độ ăn của mình trước khi có ý định thụ thai.
Listeria thường hiện diện trong rau quả và các loại thực phẩm chưa tiệt trùng như: Phomat mềm, thịt deli, hải sản chưa nấu chín, nước quả đóng hộp quá hạn...
Để giảm nguy cơ nhiễm listeria, khi mang thai mẹ bầu nên chọn loại phomat cứng, loại bỏ sushi và nên chọn sữa hay nước quả có nguồn gốc và chất lượng tốt.
Cân nhắc với việc ăn cá
Cá vừa có lợi lại vừa có hại cho phụ nữ mang thai. Lợi là bởi trong cá có chứa các loại dầu lành mạnh, một nguồn protein nạc tối ưu. Hại là bởi một số loại cá có chứa thủy ngân, có thể có hại cho sự phát triển của bào thai.
Tuy nhiên, không phải tất cả cá đều có chứa thủy ngân. Một số loại cá đặc biệt nên tránh khi mang thai 3 tháng đầu như: Cá kiếm, cá thu và cá mập. Còn các loại cá khác đều không sao nhưng cũng nên ăn lượng vừa phải.
Khi đã mang thai việc ăn gì để an toàn cho mẹ và bé trong bụng là điều các chị em không nên xem nhẹ. Bởi chế độ dinh dưỡng nó có thể quyết định đến vấn đề đứa trẻ sinh ra có được khỏe mạnh hay không. Bởi vậy, không chỉ trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu mà suốt thời gian thai kỳ các bà mẹ đều cần phải quan tâm, chăm sóc bản thân mình thật tốt để tạo nên một nền tảng khỏe mạnh cho con ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!