Bôi thuốc xanh methylen khi bị thủy đậu như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 04/25/2024

Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan và dễ mắc phải. Thuốc xanh methylen là loại thuốc bôi giúp các nốt phỏng nước nhanh khô và tránh nhiễm trùng. Việc bôi thuốc xanh methylen khi bị thủy đậu như thế nào để các vết phỏng mau khô và lành sẹo được nhiều bệnh nhân quan tâm.

Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan và dễ mắc phải. Thuốc xanh methylen là loại thuốc bôi giúp các nốt phỏng nước nhanh khô và tránh nhiễm trùng. Việc bôi thuốc xanh methylen khi bị thủy đậu như thế nào để các vết phỏng mau khô và lành sẹo được nhiều bệnh nhân quan tâm.

Bôi thuốc xanh methylen khi bị thủy đậu như thế nào?

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là cháy rạ, do virus Varicella Zoser gây ra, bệnh thường chủ yếu ở trẻ em. Tuy là bệnh lành tính, chỉ để lại sẹo nhưng nếu không chữa trị để bệnh kéo dài và nhất là để cho các vết phỏng nước vỡ có cơ hội bị nhiễm trùng và xâm nhập vào đường máu thì sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì thế cần biết cáchbôi thuốc xanh methylen khi bị thủy đậu như thế nào mới mang lại hiệu quả, để các phỏng nước không bị nhiễm trùng, mau khô và không để sẹo làm mất thẩm mỹ cho làn da, nhất là chị em phụ nữ.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện sau 10 đến 15 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, với các triệu chứng như nổi ban rồi hình thành mụn nước như nổi mụn nước ở mặt và các chi, rồi sau đó lan ra toàn thân. Kèm sốt, biếng ăn, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn ói và cảm giác ngứa ngáy ở những mụn nước.

Bệnh lây truyền qua sự đụng chạm đến các ban hay qua những giọt nước trong không khí từ miệng, mũi của người bệnh. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây khi dùng chung quần áo, sử dụng chung mền, chăn ra.

Bôi thuốc xanh methylen khi bị thủy đậu như thế nào?

Nếu thấy các nốt phỏng dạng nước đục thì có thể phỏng nước đang bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc khi thấy các triệu chứng như trẻ ho, sốt tăng, mệt mỏi, đau đầu, nói chậm chạp hơn... thì nên đi khám ngay tránh các biến chứng như viêm da, viêm phổi, viêm não, viêm màng não.

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Tuy bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính, nhưng nếu không chữa trị triệt để thì sẽ gây ra những biến chứng như:

- Gây nhiễm trùng huyết nếu không xử lí tốt các vết phỏng nước từ các ban ngứa.

- Biến chứng nguy hiểm hơn có thể xảy ra như viêm phổi, viêm não...rất nguy hiểm đến tính mạng.

- Nếu không chữa trị tận gốc thì khoảng 10 hay 20, 30 năm sau khi sức đề kháng yếu thì bệnh sẽ tái phát trở lại.

- Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nếu bị thủy đậu có thể gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh.

Làm gì khi bị thủy đậu?

Nếu vô tình tiếp xúc với nguồn bệnh thì nên đi khám bác sĩ để được sự tư vấn tốt nhất. Khi bị thủy đậu thì nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ như uống thuốc và cáchbôi thuốc xanh methylen khi bị thủy đậu cho đúng cách để tránh tình trạng bệnh xấu đi.

Đối với phụ nữ thì nên đi chích ngừa phòng bệnh thủy đậu trước khi mang thai để tránh các biến chứng có thể xảy ra cho thai nhi.

Nên giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể và các dụng cụ cá nhân. Vệ sinh phòng sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ mền, chăn ga...

Giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh bằng chế độ ăn đầy đủ các chất, uống nhiều nước, tạo thói quen tập thể dục thường xuyên.

Bôi thuốc xanh methylen khi bị thủy đậu như thế nào?

Bôi thuốc Xanh Methylen khi bị thủy đậu như thế nào để đạt hiệu quả?

Thuốc Xanh methylen dùng khi bị thủy đậu là dạng dung dịch bôi, dùng ngoài 1%. Nên bôi thuốc lên các nốt phỏng đã bị vỡ, thuốc có tác dụng tốt trong việc sát trùng nhanh, làm se nốt phỏng lại và ngăn ngừa bội nhiễm.

Bệnh thủy đậu sẽ không để lại biến chứng và đạt hiệu quả chữa trị cao hơn khi kết hợp giữa việc uống thuốc và bôi thuốc xanh methylen đúng cách. Đối với các nốt phỏng chưa bị vỡ thì không cần bôi. Và tuyệt đối không nên tự ý chọc thủng các vết phỏng đó.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!