BS Đỗ Hữu Thảnh: Chăm sóc trẻ bị viêm phù thanh quản

Cần biết - 11/24/2024

Phù nề thanh quản có thể do viêm hoặc không viêm.

BS Đỗ Hữu Thảnh: Chăm sóc trẻ bị viêm phù thanh quản

Phù nề thanh quản đi kèm cảm cúm hoặc các bệnh nhiễm khuẩn khác như viêm quầng, viêm tấy thanh quản, ung thư thanh quản.

BS. Đỗ Hữu Thảnh - Chuyên khoa Nội - Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam, cho biết:

Trẻ 6 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu thực sự thích nghi với điều kiện sống của môi trường, trong 6 tháng đầu trong sữa mẹ có nguồn kháng thể phong phú của mẹ truyền sang nên trẻ ít ốm. Từ 6 tháng đến 2 tuổi trẻ hay bị viêm nhiễm đường hô hấp, nhất là đường hô hấp trên .

Nếu bé ho nặng tiếng, thỉnh thoảng khò khè, và khàn tiếng là biểu hiện của viêm phù thanh quản.

Viêm phù thanh quản thường diễn biến theo 2 cách:

- Cấp tính: trẻ đột nhiên khó thở, co rút thanh quản, há miệng ra để thở, bụng hóp theo nhịp thở… đây là một cấp cứu nhi khoa

- Mãn tính: Khàn tiếng hoặc mất hẳn tiếng, ho, đờm khò khè… qua một vài ngày các biểu hiện trên sẽ lui dần.

Không nên vội vàng cho uống thuốc mà theo dõi bé, nếu bé vẫn ăn ngủ bình thường, đờm khò khè nhiều thì chỉ cần cho uống thuốc làm lỏng đờm, loại của trẻ em là túi bột vẽ hình 2 lá phổi (Mitux – chứa 200mg Acetylcysterin), hoặc các loại si rô ho dành riêng cho trẻ em trong vòng 3 - 4 ngày nếu không thấy tiến triển gì thì đưa trẻ đi khám bệnh. Hoặc đột ngột chuyển viêm cấp khó thở thì đưa bé đi cấp cứu bệnh viện (trường hợp này ít xảy ra vì viêm thanh quản cấp xảy ra đột ngột ngay từ đầu không qua giai đoạn viêm mãn).

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!