Đó là các vùng bị thay đổi cấu trúc và có thể thay đổi cả chức năng tiết nội tiết tố tuyến giáp (tăng, giảm hoặc hoàn toàn không tiết).
BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:
Có nhiều trường hợp bướu giáp to rõ rệt, tuy nhiên nếu bướu không gây chèn ép và xét nghiệm thấy chức năng tuyến giáp bình thường thì chỉ cần theo dõi, không nên can thiệp gì. Việc dùng nội tiết tố tuyến giáp L - tyroxin rất hiếm khi làm tuyến giáp nhỏ đi, hơn nữa lại có nhiều nguy cơ nên ít được sử dụng. Còn nếu bướu quá to, gây khó nuốt hoặc khó thở thì có thể phẫu thuật cắt bớt một phần bướu giáp.
Bướu đa nhân tuyến giáp đa số là lành tính, rất hiếm khi tiến triển thành ung thư.
Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc kháng giáp, chiếu tia phóng xạ và phẫu thuật... nhưng dùng phương pháp nào thì cần khám cụ thể và theo dõi kỹ mới có thể quyết định chính xác được. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ nội tiết. Việc phẫu thuật hiện nay không đau và người mổ có kinh nghiệm thì có thể hạn chế tối đa các phiền phức sau mổ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!