Basedow là căn bệnh thường dễ mắc phải và đặc biệt rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời, thời gian điều trị bệnh đòi hỏi nhiều thời gian. Trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần phải kiêng nhiều loại thức ăn để đảm bảo không làm bệnh phát triển hơn.
Biểu hiện bệnh như thế nào?
Bệnh basedow là bệnh lý cường chức năng tuyến giáp. Đây là một bệnh lý phổ biến trong các bệnh nội khoa nói chung. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay phụ nữ trong giai đoạn sinh sản có nhiều nguy cơ nhất.
Triệu chứng điển hình: bướu cổ, lồi mắt và rối loạn tim mạch.
Các triệu chứng lâm sàng của Basedow gồm 3 hội chứng chính: rối loạn chức năng tim mạch, như mạch nhanh thường xuyên, đánh trống ngực, hồi hộp, khó thở, dễ xúc động, cáu gắt, tăng tiết mồ hôi, khát nước, cơ thể nóng bức, rối loạn tiêu hóa; rối loạn cơ mi và cơ vận nhãn ổ mắt, run tay, dễ cáu gắt, bồn chồn, lo lắng, dễ xúc động, cơ mi trên của mắt co, khiến mắt lồi ra, mi dưới phù nề, bệnh nhân có thể bị liệt mắt, sung huyết, phù và viêm kết mạc; các biểu hiện ở da như phù khu trú ở mặt trước xương chày, rối loạn sắc tố da, thường ở vùng xung quanh mi mắt.
Khi mắc bệnh này bạn nên kiên trì vì thời gian điều trị khá dài. Nếu bạn tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh từ 5-30 năm, thậm chí khỏi suốt đời đến trên 60-70% hoặc cao hơn.
Bị basedow cần ăn uống thế nào?
Khi điều trị, các thuốc điều trị basedow khá an toàn, tỷ lệ có tác dụng phụ là < 5% và đa phần là nhẹ. Vì vậy, nếu người bệnh thấy người mệt mỏi, ăn uống kém thì nhiều khả năng là do bệnh chưa được kiểm soát tốt, nhất là trong những tuần đầu sau khi điều tri.
Do đó, người bệnh cần tuân thủ tốt chế độ uống thuốc, đồng thời có chế độ nghỉ ngơi tối đa (nhất là khi bệnh đang tiến triển nặng), tránh hoạt động thể lực gắng sức, không hoạt động tinh thần căng thẳng, tránh các xúc cảm hoặc stress.
Cơ thể người bệnh bị basedow thường dễ bị gầy sút, suy kiệt nên cần khuyến khích ăn chế độ ăn giàu đạm, giàu calo, uống thêm nhiều nước. Ngoài ra, cần tăng cường chế độ dinh dưỡng, cụ thể ăn đồ lỏng và mát, dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, kèm theo ăn nhiều hoa quả.
Nếu ăn kém thì người bệnh có thể uống các loại sữa để nâng cao thể trạng. Lưu ý là trong tháng đầu điều trị, người bệnh cần kiêng các loại thức ăn có nhiều i-ốt như hải sản, rong biển... vì i-ốt là nguyên liệu để tuyến giáp sử dụng tổng hợp hormon.
Basedow - căn bệnh nguy hiểm chưa rõ nguyên nhân
Basedow (bướu cổ lồi mắt, bướu độc tuyến giáp) là một bệnh nội tiết rất hay gặp ở Việt Nam và trên thế giới. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, bệnh nhân có thể tử vong. Cho đến nay, chưa có một phương thức dinh dưỡng nào giúp phòng ngừa được bệnh.
Cơ thể người bệnh thường dễ bị gầy sút, suy kiệt nên cần khuyến khích ăn chế độ ăn giàu đạm, giàu calo, uống thêm nhiều nước. Ngoài ra, cần tăng cường chế độ dinh dưỡng, cụ thể ăn đồ lỏng và mát, dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, kèm theo ăn nhiều hoa quả.
Nếu ăn kém thì người bệnh có thể uống các loại sữa để nâng cao thể trạng. Lưu ý là trong tháng đầu điều trị, người bệnh cần kiêng các loại thức ăn có nhiều i-ốt như hải sản, rong biển... vì i-ốt là nguyên liệu để tuyến giáp sử dụng tổng hợp hormon.
Địa chỉ khám bệnh Basedow uy tín
Khoa Nội tiết người lớn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương - Cơ sở 1
Khoa Nội tiết người lớn là một trong những đơn vị được thành lập sớm nhất của Bệnh viện, từ trước năm 1975. Lúc thành lập, khoa có tên là khoa Điều trị nội trú với biên chế 30 giường bệnh. Lúc đó khoa đã tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân ở các địa phương trong cả nước với các bệnh bướu giáp đơn thuần, bệnh Basedow, bệnh suy giáp, bệnh đái tháo đường.
Năm 1992–1996, Bệnh viện Nội tiết được xây dựng lại, khoa Điều trị nội trú tạm thời ngừng hoạt động. Các bác sĩ và điều dưỡng tại khoa tạm thời được phân công về làm việc tại các khoa phòng khác.
Năm 1997, khoa Điều trị nội trú được khôi phục lại với chỉ tiêu 50 giường bệnh. Thi kỳ này khoa đã triển khai thêm được các nghiệm pháp để chẩn đoán và điều trị các bệnh nội tiết phức tạp: cường chức năng tuyến yên, suy tuyến yên, đái tháo nhạt, hội chứng Cushing, suy thượng thận, cường chức năng tuyến cận giáp, suy chức năng tuyến cận giáp.
Địa chỉ: 215 Đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
Thời gian làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 07:00 - 17:30
Điện thoại: 024 3853 3527
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường - Bệnh viện Bạch Mai
Khoa Nội Tiết được hình thành từ năm 1973 góp chung cùng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai. Năm 1976 được tách riêng thành phòng Nội Tiết chuyển hoá. Đến 3 tháng 6 năm 1981 khoa Nội Tiết được thành lập gọi là Khoa Nội Tiết. Do tình hình bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng, bệnh đái tháo đường đã trở thành mũi nhọn trong chuyên ngành Nội tiết - Chuyển hoá. Khoa Nội tiết được Bộ Y Tế cho phép đổi tên thành Khoa nội tiết và Đái tháo đường.
Về thành tích đạt được, khoa liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc: hàng năm có 1 - 2 cán bộ đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua, 1 bác sỹ được tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, 2 Bằng khen của Thủ tướng, 5 Bằng khen của Bộ trưởng, 1 Huy chương vì sự nghiệp khoa học môi trường, 9 Huy chương vì sức khoẻ nhân dân, 1 Bằng khen của Công đoàn ngành y tế. Ngoài ra còn nhiều giấy khen cho Khoa, công đoàn và cá nhân về thành tích xuất sắc trong công tác, các Bác sỹ đi xuống tuyến cơ sở theo chương trình 1816 được tặng Bằng khen của Bộ Y tế và Sở y tế địa phương.
Địa chỉ: 78 Giải Phóng , Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3869 3731
Những dạng phụ nữ này đừng dại mà uống thuốc tránh thai
Kinh nghiệm điều trị ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Ung Bướu
Bài thuốc chữa ung thư tuyến giáp của anh MC người Thanh Hoá
Mít - Loại quả giúp quý ông gia tăng "tinh binh" và nâng cao sức khỏe
Bệnh basedow có mổ được không?
Phân khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1
Phân khoa Nội tiết trực thuộc khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Với chức năng khám và điều trị toàn diện các bệnh lý về nội tiết, Phân khoa Nội tiết - Bệnh viện đại học Y được thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa chỉ tin cậy của bệnh nhân.
Phân khia Nội tiết khám, điều trị, chăm sóc toàn diện nội và ngoại trú của các chuyên khoa Nội tiết. Hỗ trợ công tác điều trị tại khu liên kết Nội Bệnh viện 30-4, Bệnh viện Đại Học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai. Nghiên cứu khoa học, đào tạo đại học và sau đại học các chuyên khoa Nội tiết. Là địa chỉ thực tập lâm sàng của các bác sĩ sau đại học ở hầu hết các chuyên khoa. Kết hợp với các chuyên gia nước ngoài tổ chức nhiều hội thảo chuyên ngành Nội tiết. Tham gia công tác chỉ đạo tuyến bằng các buổi tư vấn chuyên môn, đào tạo liên tục sau đại học cho các bệnh viện tuyến tỉnh ngoài khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Hội chẩn nội viện đặc biệt cho các nhóm bệnh ngoại khoa góp phần không nhỏ để giúp cho bệnh nhân có thể mổ sớm kịp thời và rút ngắn số ngày điều trị tại bệnh viện. ngoài ra còn tham gia hội chẩn ngoại viện góp phần nâng cao uy tín chuyên môn của bệnh viện. Tổ chức các hoạt động giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng như câu lạc bộ Bệnh nhân, viết báo chuyên môn, khám từ thiện.
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3855 4269
Xem thêm:
- Bị bướu cổ basedow nên kiêng ăn gì?
- Bướu cổ lành tính có nguy hiểm không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!