BS Nguyễn Thị Vân: Chế độ dinh dưỡng cho người loãng xương

Người bệnh ăn gì - 11/24/2024

Ngoài việc dùng thuốc điều trị, người bệnh loãng xương nên áp dụng chế độ dinh dưỡng dưới đây.

BS Nguyễn Thị Vân: Chế độ dinh dưỡng cho người loãng xương

Loãng xương là bệnh khá phổ biến hiện nay ở người cao tuổi. Bệnh có 2 đặc điểm chính là lượng chất khoáng trong xương suy giảm và cấu trúc xương bị tổn hại. Hai yếu tố này làm cho xương trở nên mỏng, xốp hơn và dễ bị gẫy khi va chạm nhẹ. Trong đó lượng của xương phản ánh qua mật độ chất khoáng trong xương (được đo lường bằng mật độ xương).

Mật độ xương biến chuyển theo độ tuổi: tăng nhanh trong thời kỳ niên thiếu, đạt mức độ đỉnh vào khoảng độ tuổi 20-30, sau một thời gian ổn định, mật độ xương bắt đầu suy giảm theo nồng độ estrogen (ở nữ) hay độ tuổi (ở nam).

Nam giới thường có mật độ xương cao hơn nữ giới và tỷ lệ mất xương thấp hơn nữ giới. Tuy nhiên hậu quả gãy xương do loãng xương ở nam giới lại nghiêm trọng hơn ở nữ giới.

Khi có tuổi các tế bào xương bị lão hóa, các hoóc-môn sinh dục giảm thấp, việc hấp thụ canxi và vitamin D (2 nguyên liệu chính để xây dựng xương) bị sút giảm là nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương.

Ngoài ra, những nam giới uống nhiều rượu, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ loãng xương. Do rượu làm giảm tiến trình tạo xương và hấp thụ canxi của cơ thể. Do dùng thuốc corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông kéo dài…

Loãng xương thường diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng. Một số triệu chứng cũng có thể giúp phát hiện loãng xương: đau mỏi mơ hồ cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt là xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, hay bị chuột rút các cơ, đau khi ngồi lâu, đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở… Có một điều đáng tiếc là bệnh chỉ được phát hiện khi xảy ra các biến chứng gãy xương (thường bị gãy là cổ xương đùi (nghiêm trọng nhất), xương cột sống, và xương tay).

Ngoài việc dùng thuốc điều trị loãng xương, BS. Nguyễn Thị Vân - Bộ Y tế khuyên người bệnh nên:

- Luôn bảo đảm một chế độ ăn uống đầy đủ protein và khoáng chất. Nên chú trọng đến các thành tố có ích cho sức khỏe của xương. Chú ý đến thức ăn có nhiều canxi (tôm, cá, trứng…), có thể dùng thêm sữa chứa nhiều canxi, ít ngọt không béo.

- Cần tận dụng nguồn ánh nắng mặt trời như phơi nắng vào buổi sáng 6-8 giờ sáng, khoảng 10-15 phút/ngày để có đầy đủ vitamin D cho cơ thể. Không nên uống rượu bia hay hút thuốc lá.

- Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Vận động cơ bắp, đi bộ, chạy bộ, yoga giúp duy trì sức khỏe xương và làm giảm nguy cơ hư tổn xương.

>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh loãng xương ở nam giới

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!