BSCKII Vũ Thị Lừu: Triệu chứng khi bị rong kinh

Cần biết - 05/06/2024

Rối loạn kinh nguyệt kèm theo mệt mỏi, chán ăn có thể là triệu chứng của một bệnh lý gọi là rong kinh.

BSCKII Vũ Thị Lừu: Triệu chứng khi bị rong kinh

Đó là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường: 40 – 60ml/ chu kỳ) sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ nếu không được điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

TS. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, cho biết:

Rong kinh, cường kinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, khoảng 50% trong số đó xuất phát từ xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn, dùng thuốc không đúng chỉ định… và nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.

Những nguyên nhân khác gồm có:

- Bướu políp là những cục bướu nhỏ có chân, mọc trong thành tử cung.

- Bướu nước (cyst) buồng trứng

- Buồng trứng rối loạn không làm ra trứng và rụng trứng được.

- Đặt vòng xoắn ngừa thai

- Mang thai bị biến chứng

- Ung thư

- Thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc trị đau nhức nhóm Nsaid...

- Một số các bệnh khác

Các Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tử cung và buồng trứng.

+ Có thể sinh thiết một mẫu niêm mạc tử cung trong quá trình khám âm đạo.

+ Xét nghiệm máu được thực hiện để xác định thiếu máu và các xét nghiệm khác như hoóc-môn tuyến giáp và sinh sản.

+ Định lượng các nội tiết tố.

+ Nạo buồng tử cung sinh thiết.

+ Chụp buồng tử cung

+ Phiến đồ âm đạo nội tiết.

+ Siêu âm: Là biện pháp thăm dò có kết quả, đặc biệt trong phát hiện các khối u.

- Tùy theo nguyên nhân bác sĩ sẽ điều trị cho bạn như:

+ Một sự kết hợp của estrogen và progestogen được các bác sĩ sử dụng để giảm chảy máu kinh nguyệt.

+ Thuốc giảm đau có tính giảm viêm và hạ nhiệt như Mefenamic axit ponstan làm giảm chảy máu và hết đau.

+ Có thể sử dụng Tranexamic axit (cykloklapron) làm giảm 50% sự đông máu và chảy máu. Tuy nhiên chúng có tác dụng phụ là chuột rút chân, buồn nôn và rủi ro lớn hơn là sự nghẽn tĩnh mạch sâu.

+ Bổ sung sắt được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu

+ Dùng que cấy ghép cấy dưới da ở bên trên cánh tay. Điều này có thể kiểm soát chảy máu tối đa 3 năm. Nếu bạn muốn mang thai, thì phải gỡ bỏ que cấy ghép này.

+ Tiêm hormon nữ tổng hợp Acetate vào sâu trong cơ bắp mỗi 3 tháng/lần vào cánh tay hoặc phía trên mông.

+ Cắt bỏ màng trong tử cung, áo niêm mạc tử cung khoảng 5 - 6 mm.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!