Rong kinh kéo dài: Bạn đã biết cách đối phó chưa?

Sức khỏe phụ nữ - 04/20/2024

Rong kinh kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, nếu bạn không có bất kỳ biện pháp can thiệp y tế kịp thời nào.

Rong kinh kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như thiếu máu, nếu bạn không có bất kỳ biện pháp can thiệp y tế kịp thời nào.

Mọi người thường dùng cụm từ “rong kinh kéo dài” để chỉ hai trường hợp sau:

  • Phụ nữ mất quá nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường (quá một tuần)

Nếu rong kinh kéo dài khiến bạn phải thay băng vệ sinh liên tục, bạn nên nghĩ đến một số biện pháp để kiểm soát tình trạng này.

Thực tế, bạn có thể giảm bớt các triệu chứng rong kinh kéo dài và đưa chu kỳ kinh nguyệt trở lại như bình thường chỉ bằng một số điều chỉnh nhỏ trong chế độ ăn uống thường ngày. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, nghỉ ngơi đầy đủ và dùng thuốc giảm đau không kê đơn cũng có thể hữu ích.

Nếu tình trạng rong kinh kéo dài không cải thiện trong 1–2 chu kỳ tiếp theo, bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe của bản thân. Mặt khác, bạn cũng nên đến bệnh viện nếu có bất kỳ dấu hiệu sau:

  • Sự hiện diện của một hoặc nhiều huyết khối (máu đông) với kích cỡ lớn
  • Chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở

Thêm vào đó, nếu rong kinh kéo dài xuất hiện gần thời kỳ mãn kinh hoặc tình trạng chảy máu vẫn diễn ra sau khi bạn đã bước qua thời kỳ mãn kinh, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt.

Một số biện pháp kiểm soát rong kinh kéo dài tại nhà

Bên cạnh phương pháp điều trị y tế, bạn có thể áp dụng một số thói quen sống lành mạnh nhằm hỗ trợ quá trình điều trị cũng như kiểm soát rong kinh kéo dài.

Bổ sung nước cho cơ thể

Rong kinh kéo dài trong vài ngày sẽ khiến dung tích máu vượt quá mức tối thiểu. Do đó, mỗi ngày bạn nên uống thêm khoảng 4–6 ly nước để duy trì dung lượng máu.

Bạn có thể chọn uống nước điện giải i-on kiềm hoặc thêm một lượng nhỏ muối ăn vào chế độ ăn uống thường ngày giúp cơ thể tích trữ chất lỏng nhằm tránh tình trạng thiếu nước.

Ăn thực phẩm giàu vitamin C

Một trong nhiều công dụng của vitamin C đối với sức khỏe là hỗ trợ cơ thể hấp thụ chất sắt, từ đó ngăn ngừa tình trạng thiếu máu xảy ra. Nhóm trái cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi… là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào nhất.

Mặt khác, bạn cũng có thể tìm thấy vitamin C trong các loại thực vật sau:

  • Ớt đỏ và xanh
  • Kiwi
  • Dâu tây
  • Cải mầm Brussels
  • Súp lơ xanh
  • Cà chua

Rong kinh kéo dài: Bạn đã biết cách đối phó chưa?

Bạn có thể quan tâm: Tăng cường vitamin C để giảm bệnh thiếu máu.

Bổ sung thêm nhiều chất sắt vào chế độ ăn uống

Rong kinh kéo dài đồng nghĩa với việc cơ thể thiếu hụt sắt trầm trọng. Chất sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh huyết sắc tố, một phân tử giúp tế bào hồng cầu vận chuyển oxy. Do đó, bạn cần nhanh bổ sung sắt để cơ thể có thể nhanh chóng bù đắp lại lượng máu đã mất.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý những dấu hiệu thiếu máu sau đây:

  • Mệt mỏi
  • Suy nhược
  • Chóng mặt
  • Da tái xanh, nhợt nhạt

Một số loại thực phẩm giàu chất sắt có thể là lựa chọn lý tưởng cho bạn trong trường hợp rong kinh kéo dài, bao gồm:

  • Thịt bò
  • Hàu
  • Thịt gà
  • Các loại đậu
  • Đậu hũ
  • Rau bina (cải bó xôi)

Rong kinh kéo dài: Bạn đã biết cách đối phó chưa?

Chất bổ sung đem lại lợi ích gì cho người bị rong kinh kéo dài?

Bổ sung vitamin và khoáng chất là biện pháp đối phó với các hệ lụy của rong kinh kéo dài được nhiều người áp dụng. Một số khoáng chất, chẳng hạn như sắt, sẽ đặc biệt cần bổ sung sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung nào. Các chuyên gia có khả năng xác định rõ liệu bạn có thật sự cần phải bổ sung dinh dưỡng hay không cũng như liều lượng sử dụng phù hợp. Ngoài ra, tác dụng phụ và nguy cơ tương tác giữa chất bổ sung với thuốc hay thức ăn cũng là yếu tố cần lưu ý.

Bạn có thể thấy phụ nữ bị rong kinh kéo dài thường sử dụng những chất bổ sung như:

  • Vitamin C
  • Sắt
  • Mật rỉ đường: cung cấp sắt tương đối tốt, ngoài ra còn có các chất khoáng chất dinh dưỡng khác như canxi, magiê và selen

Sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) đối phó với rong kinh kéo dài

Một số thuốc giảm đau không kê đơn có thể hỗ trợ kiểm soát rong kinh kéo dài, từ đó giúp giảm lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như Advil, Motrin hoặc Aspirin.

Nhóm thuốc NSAIDs không trực tiếp giải quyết vấn đề xuất huyết kéo dài như thuốc theo toa. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp chúng với các loại thuốc khác để giảm đau tốt hơn. Những loại thuốc này cũng có thể giúp giảm bớt cơn đau do chuột rút.

Một lưu ý dành cho bạn khi sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid: Sử dụng nhóm thuốc NSAIDs trong thời gian dài hoặc với liều lượng lớn có nguy cơ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Bạn phải luôn để bác sĩ kiểm soát liều lượng thuốc tối ưu và không bao giờ dùng NSAIDs nếu dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc không có sự chỉ định từ bác sĩ.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Chi tiết về thuốc kháng viêm không chứa steroid NSAIDs.

Điều trị rong kinh kéo dài bằng thuốc theo toa

Nếu tình hình rong kinh kéo dài nghiêm trọng đến mức bạn cần đến gặp bác sĩ, các chuyên gia có thể bắt đầu giải quyết vấn đề bằng cách kê toa một trong các loại thuốc sau:

Các phương pháp ngừa thai

Thuốc ngừa thai, miếng dán tránh thai và vòng tránh thai

Thuốc, miếng dán và vòng tránh thai là những hình thức khác nhau của việc kiểm soát sinh sản. Khi sử dụng các vật này, nột tiết tố (hormone) niêm mạc tử cung sẽ được kiểm soát, dẫn đến lượng máu chảy ra do chu kỳ kinh nguyệt sẽ bớt đi. Đồng thời, nó cũng có thể giúp giảm các triệu chứng khác của chu kỳ kinh nguyệt, ví dụ như đau đớn do chuột rút.

Thời gian sử dụng thuốc, miếng dán hoặc vòng tránh thai là 21 ngày, sau đó bạn cần nghỉ một tuần để có kinh nguyệt trở lại. Thuốc tránh thai mới vẫn có thể tiếp tục kiểm soát hormone trong suốt tháng, dẫn đến lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt giảm bớt.

Rong kinh kéo dài: Bạn đã biết cách đối phó chưa?

Tuy nhiên, thuốc tránh thai và các phương pháp nội tiết tố khác cũng có tác dụng phụ, thường là:

  • Đau ngực
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Thay đổi tâm trạng
  • Chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt
  • Tăng cân
  • Đau đầu

Bạn có thể muốn đọc tiếp: Tác dụng của thuốc tránh thai: Những điều bạn chưa biết.

Thuốc tiêm tránh thai

Thuốc tiêm Depo-Provera là một hình thức kiểm soát sinh sản nội tiết tố khác. Thay vì tự dùng thuốc dạng uống hoặc miếng dán, bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào cánh tay hoặc mông của bạn.

Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là cần được kiểm soát mỗi ba tháng một lần nhằm duy trì hiệu quả ổn định.

Axit Tranexamic (Lysteda)

Lysteda là một loại thuốc chống tiêu fibrin. Nó làm giảm lượng máu chảy ra (cầm máu) bằng cách ngăn cơ thể bạn phá vỡ huyết khối.

Mỗi tháng bạn chỉ cần sử dụng Lysteda vài ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng thuốc này không ngăn ngừa thụ thai như thuốc tránh thai. Tác dụng phụ của thuốc có thể là chuột rút và đau đầu.

Bạn có thể muốn biết: Những điều bạn cần biết về thuốc đau bụng kinh.

Norethindrone (Ayestin)

Aygestin là một loại thuốc chứa hormone progestin. Phụ nữ bị rong kinh kéo dài có thể dùng liều 5mg với tần suất hai lần một ngày, từ ngày thứ 5 đến 26 của chu kỳ kinh nguyệt.

Tác dụng phụ của nó tương tự các phương pháp kiểm soát sinh sản nội tiết tố.

Chất chủ vận hormone giải phóng Gonadotropin (GnRH agonist)

Bạn có thể tạm thời sử dụng GnRH agonist để điều trị tình trạng rong kinh kéo dài do lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung. Cách dùng các loại thuốc này có thể là tiêm trực tiếp hoặc xịt mũi.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý không dùng thuốc GnRH agonist quá 3–6 tháng, vì tác dụng phụ của chúng có thể trở nặng theo thời gian, bao gồm:

  • Nóng trong người
  • Đau đầu
  • Xương yếu

Áp dụng phẫu thuật điều trị rong kinh kéo dài

Nếu thuốc không đem lại hiệu quả như mong muốn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn phẫu thuật nhằm thuyên giảm các triệu chứng rong kinh kéo dài.

Tuy vậy, trước khi quyết định bạn có nên phẫu thuật hay không, bác sĩ sẽ xem xét:

  • Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng rong kinh kéo dài
  • Nguyên nhân rong kinh kéo dài
  • Bạn có kế hoạch mang thai trong thời gian này hay không

Các thủ tục phẫu thuật có thể bao gồm:

Phẫu thuật siêu âm tập trung

Các bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật siêu âm tập trung nếu tình trạng rong kinh kéo dài xảy ra do u xơ tử cung. Cơ chế hoạt động của thủ tục này là sử dụng sóng siêu âm để thu nhỏ u xơ.

Bạn có thể quan tâm: Hiểu rõ về u xơ tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị.

Thuyên tắc động mạch tử cung

Một phương pháp khác dùng để điều trị rong kinh kéo dài do u xơ tử cung là thuyên tắc động mạch tử cung. Bác sĩ phẫu thuật sẽ chèn một ống thông qua động mạch ở đùi và luồn nó vào các động mạch trong tử cung. Các hạt nhỏ sẽ được tiêm vào các mạch máu xuôi đến chỗ u xơ, khiến nó co lại.

Phẫu thuật cắt bỏ u xơ

Trong một số trường hợp, các chuyên gia sẽ quyết định áp dụng phẫu thuật cắt bỏ nhằm loại bỏ u xơ nhưng vẫn giữ tử cung nguyên vẹn. Thủ tục cắt bỏ có thể thực hiện thông qua:

  • Âm đạo
  • Nội soi ổ bụng
  • Mổ bụng

Phương pháp tiến hành phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào kích thước, số lượng và vị trí u xơ ở tử cung.

Phá hủy nội mạc tử cung

Nếu tình trạng rong kinh kéo dài nghiêm trọng, phần lớn nội mạc tử cung sẽ bị hủy bằng nhiệt, laser hoặc tần số vô tuyến. Tuy nhiên, sau đó chu kỳ kinh nguyệt sẽ giảm bớt áp lực hoặc không còn nữa. Nhược điểm lớn nhất của thủ thuật này chính là bạn vĩnh viễn mất khả năng mang thai.

Cắt bỏ nội mạc tử cung

Cắt bỏ nội mạc tử cung cũng tương tự phá hủy nội mạc tử cung. Điều khác biệt ở hai phương pháp là trong thủ thuật cắt bỏ, các chuyên gia sẽ dùng một vòng dây để loại bỏ hoàn toàn niêm mạc tử cung. Từ đó, bạn cũng sẽ mất cơ hội làm mẹ.

Cắt bỏ tử cung

Cắt bỏ tử cung có thể giúp bạn giải quyết vấn đề rong kinh kéo dài cũng như những biến chứng nguy hiểm kèm theo, nhưng đổi lại, bạn không còn khả năng thụ thai.

Một số mẹo giải quyết rong kinh kéo dài

Trong thời gian chờ đợi phương pháp điều trị rong kinh kéo dài được chỉ định từ bác sĩ, bạn có thể thử một số cách sau để khiến chu kỳ kinh nguyệt trở nên “dễ chịu” hơn.

Sử dụng cốc nguyệt san

Bạn có thể thử dùng cốc nguyệt san thay vì băng vệ sinh thông thường. Chiếc cốc silicone với kích thước nhỏ sẽ vừa vặn nằm bên trong âm đạo để hứng kinh nguyệt. Dung tích chứa của cốc nguyệt san lớn hơn băng vệ sinh và cũng ít có khả năng rò rỉ nên sẽ giúp bạn “dễ thở” hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, chiếc cốc này còn có thể tái sử dụng.

Rong kinh kéo dài: Bạn đã biết cách đối phó chưa?

Sử dụng túi chườm ấm

Túi chườm ấm không có khả năng làm giảm bớt lượng máu chảy ra trong suốt kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nhiệt tỏa ra từ chiếc túi này có thể hỗ trợ xua tan phần nào cơn đau bụng kinh.

Rong kinh kéo dài: Bạn đã biết cách đối phó chưa?

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt nếu thời gian rong kinh kéo dài quá lâu. Điều này có thể biểu hiện qua:

  • Bạn phải dùng gấp đôi số lượng băng vệ sinh hơn bình thường
  • Bạn cần thay băng vệ sinh nhiều lần trong một giờ
  • Buổi tối bạn vẫn phải thay băng vệ sinh ít nhất một lần, dù đã dùng loại băng ban đêm
  • Các huyết khối xuất hiện với kích thước lớn
  • Bạn gặp phải các triệu chứng thiếu máu, chẳng hạn như mệt mỏi, khó thở và da nhợt nhạt, tái xanh
  • Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra lâu hơn một tuần

Phần lớn các nguyên nhân gây rong kinh kéo dài thường gây khó chịu và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp can thiệp y tế kịp thời, bạn có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm sau đó, chẳng hạn như thiếu máu.

Các chuyên gia sẽ suy xét kỹ lưỡng tình trạng của bạn nhằm phát triển kế hoạch điều trị phù hợp. Trong một vài trường hợp, điều này có thể mất một ít thời gian thử nghiệm và có sai sót. Vì vậy, hãy cởi mở, thông cảm với bác sĩ và cho quá trình điều trị thời gian để đem lại kết quả như mong đợi.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 10 điều bạn nên biết về âm đạo phụ nữ
  • 5 điều bạn nên biết về dung dịch vệ sinh phụ nữ
  • 5 điều bạn cần biết khi xông hơi vùng kín

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!