Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay khi đến kỳ sinh nở, các bà mẹ có thể lựa chọn cho mình phương pháp sinh mổ hoặc sinh thường sao cho phù hợp nhất. Nhiều chị em lựa chọn phương pháp sinh mổ để tránh cảm giác đau đớn khi đẻ thường mà người ta vẫn thường hay nói.
Những trường hợp được chỉ định sinh mổ?
Có nhiều trường hợp lại được chỉ định sinh mổ ngay cả trước khi quá trình chuyển dạ diễn ra, đó là trong các trường hợp như sau:
- Những người đã từng sinh mổ từ 2 lần trở lên, còn trường hợp sinh mổ 1 lần với vết mổ ngang mà sức khỏe với thể lực đảm bảo thì bạn vẫn có thể sinh thường được.
- Những người đã từng thực hiện các phẫu thuật xâm lấn tử cung khác như cắt bỏ khối u xơ tử cung, cũng sẽ được chỉ định sinh mổ.
- Những trường hợp mẹ bầu mang đa thai. Một số trường hợp mang thai đôi thì vẫn có thể sinh thường được, tuy nhiên nếu như bạn mang thai 3 trở lên thì hầu hết sẽ đều phải sinh mổ.
- Trường hợp mà em bé được dự kiến là rất lớn và nặng cân, đặc biệt là nếu người mẹ có bệnh tiểu đường cũng được chỉ định sinh mổ.
- Các trường hợp thai nhi ở ngôi mông hoặc ở ngôi nằm ngang.
- Bà bầu bị nhau tiền đạo, nhau thai bám rất thấp ở trong tử cung và che lấp đi mất phần cổ tử cung.
- Trường hợp thai nhi được chấn đoán là mắc bệnh hoặc có dấu hiệu bất thường khiến việc sinh thường có thể dẫn tới nguy hiểm.
- Những trường hợp mà bà bầu dương tính với HIV hoặc là xét nghiệm máu ở gần cuối thai kỳ cho thấy rằng bạn bị nhiễm virus cao.
Một ca sinh mổ được diễn ra như thế nào?
Ca sinh mổ sẽ được diễn ra tại phòng phẫu thuật của bệnh viện. Các ca mổ không có biến chứng gì thì thường mất khoảng 30 phút. Chỉ mất khoảng 5 phút sau khi rạch bụng mẹ cho đến khi lấy bé ra ngoài. Thời gian còn lại chỉ là việc may lại vết thương mà thôi. Nếu như bạn chọn sinh mổ chủ động, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn chuẩn bị và bạn sẽ được nhập viện trước ca mổ.
Bạn có thể sẽ gặp phải một chút khó khăn trong phòng chờ khi được gọi đi sinh mổ nhưng rồi mọi thứ sẽ diễn ra nhanh chóng thôi. Bạn sẽ được đưa lên phòng mổ bằng xe đẩy, được gây tê màng cứng và như thế là đã sẵn sàng cho ca phẫu thuật rồi.
Ở trong phòng mổ, các bác sĩ sản khoa, bác sĩ gây mê, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ nhi khoa và các y tá, nữ hộ sinh, trợ lý và có thể có thêm các sinh viên y khoa đang đeo khẩu trang và găng tay sẵn sàng để giúp bạn có ca sinh mổ thành công. Thông thường, sẽ có thêm một tấm màn chắn ở ngay ngực để bạn không thấy bụng mình đang bị rạch. Người chồng có thể được ở cạnh bạn sau bức màn hoặc là có thể xem quá trình các bác sĩ rạch bụng và cắt dây rốn sau khi thai nhi đã được đưa ra khỏi bụng mẹ.
Lợi ích và tác hại của việc sinh mổ
Lợi ích của việc sinh mổ
- Giảm đi phần nào sự đau đớn khi lên cơn đau đẻ.
- Bà bầu có thể chủ động được thời điểm để con chào đời theo ý muốn.
- Giảm được nguy cơ tử vong cho cả mẹ lẫn bé trong các trường hợp bất khả kháng do thai nhi quá to, hay sức khỏe bà mẹ quá yếu không ổn định, bị huyết áp cao, bị yếu tim ...
Tác hại của việc sinh mổ đối với các mẹ bầu
- Kéo dài thời gian nằm viện sau khi sinh
- Thời gian phục hồi lâu hơn đẻ thường
- Nguy cơ bị nhiễm trùng tăng cao
- Mẹ bầu dễ bị mất máu và xuất huyết
- Có nguy cơ bị chấn thương sang các cơ quan khác
- Lần sinh thứ 2, thứ 3 thì vẫn phải sinh mổ
- Tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng mang thai lần sau
- Có nguy cơ sẽ phải cắt bỏ tử cung sau khi sinh
- Tăng nguy cơ bị mắc căn bệnh lạc nội mạc tử cung
- Nguy cơ tử vong cao
- Ảnh hưởng của các loại thuốc vào trong cơ thể
Cân nặng chuẩn của thai nhi 33 tuần tuổi
Cân nặng thai nhi 35 tuần tuổi đúng chuẩn
Mang thai tháng thứ mấy thì có hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu?
Đặt thuốc viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?
Cha mẹ đã biết cách chọn bô cho bé trai như thế nào chưa?
Tác hại của việc sinh mổ đối với em bé
- Trẻ sinh mổ dễ mắc các chứng bệnh như vàng da, nhiễm trùng, mất nước... hoặc các căn bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, phế quản mãn tính, hệ tiêu hóa yếu, sâu răng vì không được tiếp nhận một số loại hormon có lợi trong quá trình chuyển dạ .
- Trẻ sinh mổ có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém, đây chính là nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh hơn, nhất là các bệnh truyền nhiễm có tính lây lan.
- Không được mẹ chăm sóc chu đáo trong những ngày đầu bởi người mẹ cũng cần có thời gian để hồi phục lâu.
- Trẻ sinh mổ rất có thể sẽ gặp phải trường hợp chào đời sớm, khiến cho bé dễ gặp các vấn đề về đường hô hấp, mất nước, vàng da, nhiễm trùng...
- Trẻ sinh mổ cũng sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn là trẻ sinh thường bởi vì có thể bé cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.
Đó chính là những thông tin về việc sinh mổ mà bạn nên biết để có sự lựa chọn tốt nhất cho con của mình. Hãy trở thành người mẹ thông minh cho con phát triển toàn diện hơn nhé.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!