Các bước tự kiểm tra khối u phụ khoa

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Ở lứa tuổi ngoài 30, chị em rất dễ gặp các khối u tử cung, u nang buồng trứng, thậm chí là các khối ung thư.

Do các khối u này không có các dấu hiệu đặc hiệu nên chị em cần thực hiện một vài cách thức để phát hiện khối u sớm nhất có thể.

Quan sát máu và khí hư ở khu vực 'nhạy cảm': Phụ nữ cần chú ý khi thấy 'cô bé' bỗng nhiên chảy máu, chảy máu trong hoặc sau quan hệ tình dục, kinh nguyệt ra nhiều bất thường, kinh nguyệt không đều... Việc 'cô bé' bị ra máu là những bất thường đáng ngại ở tử cung hoặc khối u cổ tử cung gây ra.

Dịch tiết âm đạo (khí hư) phản ánh những gì đang xảy ra ở cơ quan sinh sản. Vì vậy nên quan sát cả về số lượng lẫn 'chất lượng' dịch tiết âm đạo là cách dễ nhất để phát hiện dấu hiệu có mắc các bệnh phụ khoa hay không? Bình thường khí hư có màu trắng nhạt hơi dính. Nếu phát hiện khí hư có màu đục, có mủ, kèm máu, màu nước gạo, loãng như nước, có mùi là dấu hiệu của khí hư không bình thường, có thể đã bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc u cổ tử cung.

Các bước tự kiểm tra khối u phụ khoa

Tự kiểm tra, xoa nắn vùng bụng: Khi khối u trong vùng bụng nhỏ, mọi người khó có thể sờ thấy. Đến khi sờ thấy nó thì khối u đã lớn và có thể gây biến chứng. Cách kiểm tra đơn giản và dễ phát hiện nhất là vào buổi sáng, để bụng đói, sau khi đi đại tiểu tiện xong thì nằm ngửa trên giường, co đầu gối lại, thả lỏng cơ thể đặc biệt là vùng bụng rồi lấy hai tay ấn xung quanh bụng từ nông đến sâu để sớm phát hiện ra khối u. Khi tắm cũng nên quan sát kĩ cơ thể, lúc kì cọ khắp cơ thể cũng nên xoa ấn và cảm nhận các lợn gợn ở đầu ngón tay để phát hiện khối u (nếu có).

Nhận biết bệnh từ các dấu hiệu đau: Khi mới có u sẽ không gây đau đớn gì. Thông thường khi khối u tương đối lớn, bị vật gì chèn lên... khi mới có cảm giác đau. Đôi khi, cơn đau cũng là do khối u tự 'tiếp xúc', cọ xát mà gây ra hoặc khi khối u bị vỡ, xoắn... cũng sẽ gây đau đớn vô cùng. Dấu hiệu đau cũng cảnh báo các khối ung thư. Một người có các khối ung thư vùng bụng thường sẽ có các triệu chứng như đau vùng bụng dưới, đau thắt lưng, vùng mông chỗ xương cụt, đau khi làm 'chuyện ấy'. Nó thường đau vào buổi sáng hoặc tối, cảm giác đau có khi nhẹ, cũng có khi đau dữ dội, đau vã mồ hôi.

Cũng có một số trường hợp đau vùng bụng vì nhiều lý do không phải do u hay ung thư, nhưng không vì thế mà chủ quan. Nhất thiết, chị em khi thấy đau vùng bụng, cơn đau có tính lặp lại thì nên đến ngay bệnh viện khám và chữa trị sớm nhất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!