Các giai đoạn của đuối nước

Cần biết - 11/24/2024

Xử lý tình huống bị đuối nước cần phải nhanh chóng kéo nạn nhân ra khỏi nước và nhanh chóng tìm cách làm cho nước thoát ra khỏi phổi, dạ dày.

Mùa hè đến và các trường hợp đuối nước lại xảy ra đối với trẻ em, xin cho biết cơ chế bị tổn thương trong đuối nước và cách xử lý cấp cứu?

(Lý Xuân Gụ - Hậu Giang)

Chết đuối nước xảy ra theo 3 giai đoạn: bắt đầu chìm (thời gian tùy thuộc thể lực, mức độ luyện tập, yếu tố tâm lý…); hít phải nước (thanh quản có phản xạ co thắt, lúc này phổi vẫn khô, thường nuốt từng ngụm nước, có thể kèm theo nôn, gây ngạt; thiếu oxy (do tăng tiêu thụ oxy, đường thở bị tràn dịch, mô phổi bị tổn thương, giảm diện tích khếch tán… dẫn đến thiếu oxy máu, gây mất ý thức, rối loạn nhịp tim và ngừng tuần hoàn).

Triệu chứng lâm sàng của đuối nước rất đa dạng, nguyên nhân là do thiếu oxy, gồm: khó thở, đau sau xương ức, tăng tiết đờm lẫn máu, thở nhanh, nông, tím tái… suy hô hấp cấp sau vài giờ.

Biểu hiện thần kinh là mất ý thức, co giật, phù não do thiếu oxy não. Trên hệ tim mạch: nhịp nhanh, giảm huyết áp, xuất hiện rối loạn nhịp tim… Trường hợp sống sót thì cũng có thể để lại di chứng ở hệ thần kinh trung ương như giảm trí nhớ và rối loạn chức năng ngoại tháp (chiếm 10%).

Xử lý tình huống bị đuối nước cần phải nhanh chóng kéo nạn nhân ra khỏi nước (đối với thợ lặn thì nhanh chóng bỏ máy lặn) và nhanh chóng tìm cách làm cho nước thoát ra khỏi phổi, dạ dày.

Bế xốc nạn nhân lên, đầu phía dưới, hai chân quàng lên vai người cứu, người cứu vừa chạy vừa nhảy. Hoặc để nạn nhân nằm sắp, đầu thấp móc đờm rãi trong hầu miệng ra (nạn nhân nôn được càng tốt).

Nếu ngừng tim, ngừng thở: phải nhanh chóng hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi thở trở lại và có mạch.

Phải kiên trì cấp cứu cho đến khi nạn nhân tự thở được, có mạch, đồng tử bớt giãn, da niêm hồng trở lại hoặc nạn nhân có dấu hiệu chết thật sự mới thôi (thân cứng, lạnh, giãn rộng đồng tử…). Nếu nạn nhân còn thở, tim còn đập: lau khô, ủ ấp, uống nước trà đường, trợ tim, trợ hô hấp.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!