Bệnh ghẻ là một bệnh lý lây truyền phổ biến trên da ở trẻ em, thường do ký sinh trùng gây ra với khả năng lây lan cao từ trẻ này sang trẻ khác. Căn bệnh nếu không được sớm phát hiện và điều trị, có thể khiến lớp biểu bì của da bị nhiễm trùng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.
Bệnh ghẻ ở trẻ em là bệnh gì?
Bệnh ghẻlà một bệnh lý phổ biến ở da thường do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei, Hominis (hay còn gọi là cái ghẻ) gây ra với khả năng lây lan cao từ trẻ này sang trẻ khác. Các ký sinh trùng gây bệnh ghẻ thường xâm nhập và gây tổn thương thông qua các đường biểu bì của da, sau đó chúng sẽ liên tục đẻ trứng theo chu kỳ từ 2 – 3 trứng một ngày trong vòng từ 4 - 6 tuần, tạo ra các mụn nước nhỏ mọc ở khắp người trẻ gây ngứa ngáy, khó chịu (đặc biệt là vào ban đêm, thời điểm cái ghẻ hoạt động và đẻ trứng).
Nếu không được sớm phát hiện và điều trị, căn bệnh ghẻ có thể tiến triển nặng hơn khiến lớp biểu bì da bị nhiễm trùng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ ở trẻ em
Làn da trẻ nhỏ rất nhạy cảm và mỏng manh nên rất dễ bị ký sinh trùng ghẻ tấn công trong các trường hợp sau:
Cha mẹ để trẻ vui chơi và tiếp xúc ở những nơi công cộng như nhà trẻ, khu vui chơi, công viên mà không chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ thường xuyên, tạo điều kiện cho ký sinh trùng ghẻ tấn công và gây tổn thương da cho trẻ.
Trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải cănbệnh ghẻdo tiếp xúc với những người mắc phải căn bệnh này hoặc tiếp xúc với đồ vật hàng ngày của họ như quần áo, đồ lót, giường chiếu. Trên thực tế, ghẻ cái thường sinh sản rất nhanh và có thể nhảy sang ký sinh từ vật chủ này sang vật chủ khác một cách dễ dàng.
Ngoài ra việc để trẻ tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm có chứa nhiều ký sinh trùng gây hại cũng là một yếu tố khiến trẻ nhỏ mắc phải căn bệnh ghẻ.
Điều trị bệnh ghẻ ngứa cho trẻ
Khi trẻ được phát hiện và chẩn đoán mắc bệnh ghẻ, cha mẹ cần lưu ý điều trị bệnh ghẻ cho đồng loạt tất cả mọi thành viên trong gia đình để tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ một cách triệt để. Tiến hành tổng vệ sinh căn nhà từ chăn chiếu, màn mùng cho đến quần áo, khăn tắm bằng xà phòng sau đó đem trần qua nước sôi, phơi khô để ký sinh trùng ghẻ không có cơ hội phát triển và gây hại cho trẻ nhỏ.
Cho trẻ sử dụng các loại thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ để tiêu diệt ghẻ cái, ngăn cản sự phát triển và nở ra của các trứng ghẻ. Tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định các loại thuốc bôi khác nhau, chủ yếu là các dòng có gốc Delhylphlalal, Benzyl benzoate, crotamiton, hoặc Mỡ lưu huỳnh 10 – 30%.
Một số trường hợp nặng sẽ được bác sĩ chỉ định thêm các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống kích ứng để điều trị các ổ nhiễm trùng và tránh tình trạng ngứa về đêm cho trẻ.
Cách phòng tránh bệnh cho trẻ nhỏ
Để phòng tránh bệnh ghẻ cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây:
- Duy trì việc vệ sinh hàng ngày cho trẻ bằng xà phòng hoặc sữa tắm chuyên dụng để phòng ngừa sự phát triển và lây lan của các loại ký sinh trùng trên cơ thể. Tạo thói quen rửa tay cho trẻ bằng xà phòng trước và sau bữa ăn để đảm bảo vệ sinh chung.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt quần áo, thay chăn chiếu, màn mùng và cọ rửa các loại đồ chơi trẻ thường hay sử dụng. Cắt móng tay, móng chân cho trẻ để loại bỏ triệt để các ổ ký sinh trùng có thể gây hại cho trẻ.
- Tránh xa những vùng ô nhiễm như cống rãnh, mương nước hoặc nơi có rác thải mất vệ sinh để hạn chế sự lây nhiễm của ký sinh trùng ghẻ.
- Khi phát hiện tình trạng ghẻ ngứa ở trẻ, cha mẹ cần để trẻ ở nhà để chăm sóc, tránh tình trạng đưa trẻ đến lớp gây lây lan rộng ký sinh trùng ghẻ cho các trẻ khác.
Trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh ghẻhơn người lớn do có làn da nhạy cảm và mong manh. Chính vì vậy mà cha mẹ cần phải chú ý hơn trong việc phòng ngừa bệnh và vệ sinh hàng ngày để giúp trẻ tránh khỏi những loại ký sinh trùng có thể gây hại cho da cũng như sức khỏe.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!