Bế bé sơ sinh là một trong những hành động thể hiện rõ sự yêu thương của các bậc phụ huynh, tuy nhiên trẻ còn quá nhỏ và yếu ớt nên cần phải được nâng niu và bồng bế đúng cách. Tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng biết cách bế trẻ sơ sinh, đặc biệt là những bậc cha mẹ lần đầu lên chức. Dưới đây là cách bế bé sơ sinh đúng tiêu chuẩn WHO, mà bạn nên biết.
Cách bế bé sơ sinh đúng tiêu chuẩn giai đoạn từ 1 đến 2 tháng tuổi
Tùy vào độ tuổi của bé nhà mình mà bố mẹ hãy áp dụng những phương pháp, cách bế bé sơ sinh đúng tiêu chuẩn. Việc bế bé sai cách không chỉ làm đau bé, mỏi bé mà về lâu dài còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ. Và ở giai đoạn trẻ mới sinh từ 1 đến 2 tháng tuổi, cách bế bé đúng nhất là các mẹ hãy cho bế bé theo tư thế nằm ngang; không nên đặt bé lên trên vai và cho đầu bé hướng vào phía sau người bế.
Trong giai đoạn này, phần đầu của bé chiếm trọng lượng nhiều nhất và xương của bé còn chưa đủ để gọi là quá cứng cáp. Do vậy, nếu bố mẹ bế bé với tư thế là cho bé nằm úp người và đầu bé hướng ra sau lưng người bé thì sẽ không cân bằng được trọng lượng cơ thể của bé.
Tuy nhiên, trường hợp này vẫn thường được nhìn thấy khi các mẹ cho bé ti sữa. Thông thường, để trách bé trớ sữa, các mẹ sau khi cho bé ti thường bế bé lên với tư thế như trên và vuốt nhẹ vào lưng bé, bé sẽ hơi nghiêng đầu trên vai mẹ, mẹ cứ vuốt nhẹ cho đến khi nào bé ợ thành tiếng to thì đặt bé xuống giường. Các mẹ cũng nên lưu ý là chỉ áp dụng phương pháp bế này trong một thời gian cố định, không nên lạm dụng vì sẽ ảnh hưởng đến bé.
Giai đoạn bé từ 3 đến 5 tháng tuổi
Khi bé bước vào giai đoạn từ 3 đến 5 tháng tuổi, khi này bé đã biết lật, nhiều bé nhanh thì có thể biết bò, thậm chí là bò nhanh và khá nhạy với mọi thứ xung quanh. Xương bé cũng đã cứng cáp hơn rất nhiều. Đối với những bé ở độ tuổi này, thì cách bế bé sơ sinh đúng tiêu chuẩn đó chính là bố mẹ nên vác bé lên vai, tư thế mà những em bé mới 1 – 2 tháng tuổi nên hạn chế thực hiện.
Với tư thế bế bé dạng vác vai như thế này, người bế nên thực hiện bằng cách cho bé ngồi lên một cánh tay bạn, canh tay còn lại đỡ phần ngực và cổ của bé. Nếu bé được bé theo đúng hướng nghiêng của mình, bé sẽ rất thích mà ngoan ngoan như chú mèo con nằm im trên vai người bế.
Giai đoạn 6 tháng tuổi trở lên
Khi bé được 6 tháng tuổi, tức là bé đã bắt đầu ăn dặm thêm ngoài việc ti sữa mẹ, cho nên lượng chất dinh dưỡng đi vào cơ thể của bé cũng đa dạng và giàu có hơn. Các bố mẹ có thể bế bé bằng nhiều cách khác nhau miễn sao đảm bảo được sự an toàn của bé. Lời khuyên giành cho bố mẹ là nên bế bé theo ý thích của con, nhưng lại không để con phụ thuộc vào bồng bế tạo thói quen xấu cho bé. Chẳng hạn như việc phải bế bé thì bé mới ăn, hay sau này khi trẻ đã lớn hơn, có thể tập đi nhưng lại chỉ muốn được bồng ẵm chứ không muốn đi...
Ở từng hoàn cảnh khác nhau mà các bậc phụ huynh sẽ có cách chăm sóc bé phù hợp, tuy nhiên khi trẻ đã trường thành hơn thì chắc chắn việc nuôi dạy các bé cũng trở nên dễ dàng. Cũng như việc bế bé khi con được 6 tháng tuổi trở lên, thì đây được xem là độ tuổi khá cứng cáp. Nên bố mẹ có thể không phải quá lúng túng trong việc bế bé, như khi bé còn nhỏ nữa.
Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
Lưu ý cha mẹ nhất định phải biết khi thay tã, tắm và vệ sinh cho bé
Lưu ý thói quen của cha mẹ khiến con tự kỷ
Địa chỉ khám tự kỷ ở Hà Nội mà bố mẹ nên biết
Hướng dẫn ba mẹ dạy bé tập ngồi
Khi bế trẻ sơ sinh, bố mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý cách bế trẻ sơ sinh đúng tiêu chuẩn là cần phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé. Nên bế trẻ với động tác nhẹ nhàng và người bế nên nhìn bé, nói chuyện với bé khi bế bé lên.
Đặc biết là khi bé đang ở giai đoạn mới sinh, chưa được 2 – 3 tháng thì phần cổ của bé rất yếu. Vì vậy người bế cần hỗ trợ cho phần đầu của bé khi bế bé lên hoặc đặt bé xuống. Như thế sẽ tốt cho quá trình phát triển hệ xương, cũng như không làm tổn thương cơ thể của bé. Nếu như quá trình bồng bế mạnh tay, lắc bé quá nhiều còn có thể ảnh hưởng đến não bộ của trả sơ sinh.
Lưu ý trước khi bế trẻ sơ sinh:
- Không đèo vòng tay, đồng hồ khi bế tránh làm xước làn da
- Khi bế bé nên nhẹ nhàng, âu yếm theo mắt trẻ
- Nâng từ đầu bé để giữ thăng bằng cho bé, luồn tay để đỡ lưng bé
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!