Cách bôi kem chống hăm tã hiệu quả

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Mặc dù không phải một dạng bệnh lý nghiêm trọng song hăm tã có thể ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, khiến trẻ dễ cáu gắt, khóc đêm, biếng ăn, sụt cân,... Vì vậy, các mẹ cần biết cách bôi kem chống hăm tã hiệu quả cho bé.

Mặc dù không phải một dạng bệnh lý nghiêm trọng song hăm tã có thể ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, khiến trẻ dễ cáu gắt, khóc đêm, biếng ăn, sụt cân,... Vì vậy, các mẹ cần biết cách bôi kem chống hăm tã hiệu quả cho bé.

Cách bôi kem chống hăm tã hiệu quả

Theo báo VnExpress, một nghiên cứu của giáo sư Krafchick – Trưởng khoa Da liễu trẻ em của Đại học Toronto, Canada cho biết, có gần 50% trẻ sơ sinh bị hăm tã do trẻ phải đóng bỉm, tã cả ngày lẫn đêm. Hơn nữa, sự “lên ngôi” của tã giấy trong cuộc sống hiện đại càng làm tăng tỷ lệ trẻ nhỏ bị hăm tã. Tình trạng này đòi hỏi cha mẹ phải biết cách bôi kem chống hăm tã hiệu quả cho con em mình để bảo vệ sức khoẻ của bé.

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị hăm tã?

Các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân chính khiến bé thường bị hăm tã là do làn da non nớt của trẻ phải tiếp xúc thường xuyên với những enzym có trong nước tiểu, phân trên bề mặt tã, nhất là khi cha mẹ không dùng tã đúng cách cho trẻ. Điều này dẫn đến hiện tượng vùng mông, háng và bộ phận sinh dục của bé nổi mẩn đỏ, đôi khi đi kèm đau, rát. Kết quả một nghiên cứu về nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị viêm da cho biết có tới 1/3 số trẻ bị viêm da là do hăm tã.

Cách bôi kem chống hăm tã hiệu quả

Một thống kê khác đăng trên báo VnEpxress cũng khiến nhiều bậc phụ huynh giật mình khi có đến 80% các mẹ mắc sai lầm trong cách sử dụng tã cho con (không chỉ tã giấy mà còn cả tã vải) dẫn tới việc bé bị hăm tã, viêm da. Nếu tình trạng hăm tã kéo dài, trẻ sẽ bị viêm đường tiết niệu, tổn thương vùng sinh dục,... ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản và sự phát triển của trẻ sau này.

Do đó, nếu muốn giữ an toàn cho làn da trẻ nhỏ, việc cần thiết nhất là cha mẹ phải chủ động tạo lớp màng bảo vệ để ngăn không cho da của trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng, giúp bé tránh xa được chứng hăm tã. Thông thường, lớp bảo vệ này chính là lớp kem được cha mẹ bôi cho trẻ.

Cách bôi kem chống hăm tã hiệu quả

Có thể nói, việc chăm sóc làn da non nớt của trẻ vô cùng quan trọng nên cha mẹ phải rất cẩn thận ngay từ khâu chọn kem chống hăm như thế nào, thời điểm nào nên bôi kem và cách bôi kem chống hăm tã hiệu quả ra sao.

Trước tiên là việc lựa chọn loại kem chống hăm nào tốt để chăm sóc làn da của trẻ. Đây là bước chuẩn bị rất quan trọng bởi nếu chọn không đúng, vết thương do hăm tã của trẻ không những mãi không lành mà còn dễ gây ra các tác nhân kích ứng khác.

Theo kinh nghiệm của các mẹ nuôi con nhỏ, khi chọn kem chống hăm cho bé nên chọn những loại có chứa các chất lanolin hay oxit kẽm (còn gọi là mỡ cừu) bởi hai chất này vừa giúp se dịu vết thương, tái tạo làn da vừa tạo được lớp màng bảo vệ để da trẻ luôn mềm mại. Trường hợp trẻ bị hăm nhiễm khuẩn, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi mua kem bôi cho bé.

Bên cạnh việc lựa chọn loại kem bôi, các mẹ cũng cần lưu ý đến thời điểm phù hợp để bôi kem chống hăm tã hiệu quả cho trẻ. Cho dù chọn được loại kem tốt nhất thì các mẹ cũng nên thường xuyên bôi kem chống hăm cho bé, nhất là mỗi lần thay tã và trước khi bé ngủ để giúp bảo vệ và chống kích ứng da của trẻ.

Cách bôi kem chống hăm tã hiệu quả

Sau khi đã chọn được loại kem phù hợp và xác định rõ thời điểm nên bôi kem cho trẻ, các mẹ cần học cách bôi kem chống hăm tã hiệu quả với 3 bước cụ thể sau:

Vệ sinh cho bé trước khi bôi kem

Trước khi bôi kem chống hăm, mẹ cần vệ sinh cho bé để thuốc có tác dụng tốt hơn. Nếu như làn da của trẻ không được vệ sinh sạch thì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, mẹ cũng cần rửa tay của mình thật kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn rồi lau khô bằng khăn sạch trước khi bôi kem cho bé.

Lau khô người cho bé

Một lỗi mà nhiều mẹ hay mắc phải là sau khi vệ sinh xong không lau khô người cho trẻ. Nếu như làn da của bé không được làm khô mà đã bôi kem chống hăm thì tác dụng của kem đã mất đi một nửa, thậm chí vết hăm có thể nặng hơn sau khi mẹ đóng bỉm vào cho con.

Bôi kem vào vùng da bị hăm

Cách bôi kem chống hăm tãhiệu quả cho trẻ vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần bôi kem vào những vùng da bị hăm theo đường tròn từ ngoài vào trong, lưu ý chỉ bôi 1 lớp đều và mỏng, tránh bôi quá nhiều kem sẽ làm hại làn da của bé. Với những vùng da nhạy cảm (như hậu môn, bộ phận sinh dục), mẹ nên có thiết bị chuyên dụng để bôi kem.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!