Bệnh ghẻ là bệnh lý do ký sinh trùng cái ghẻ gây ra. Bệnh thường khiến người mắc mọc các mụn nước và ngứa ngáy khắp cơ thể với nguy cơ lây lan cao từ người này sang người khác. Chính vì vậy mà người bệnh cần tìm cách chữa bệnh ghẻnhanh và hiệu quả nhất, tránh nguy cơ lây lan cũng như biến chứng cho sức khỏe.
Tổng quan về căn bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là bệnh lý về da do ký sinh trùng gây ra, thường gặp phổ biến trong những ngày thời tiết nồm, ẩm. Loại ký sinh trùng gây bệnh ghẻ thường gọi là cái ghẻ (tên khoa học là Sarcoptes Scabiei, itch mite) xâm nhập, đào hầm, phát triển thông qua đường biểu bì da, có khả năng sinh sản nhanh cứ 2 – 3 trứng/ngày trong suốt vòng đời từ 3 – 6 tuần.
Bệnh ghẻ có khả năng lây truyền cao từ người này sang người khác do cái ghẻ sinh sản liên tục, có thể thay đổi vật chủ bất cứ lúc nào thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp). Biểu hiện thường thấy của người mắc bệnh ghẻ là các nốt mụn nước thường mọc ở một số vùng nhạy cảm của cơ thể như nếp gấp cánh tay, cẳng chân, bẹn, háng, lưng...Gây ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh ghẻ là do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với những môi trường không đảm bảo vệ sinh, có nhiều ký sinh trùng sinh sống như bãi rác, mương rãnh, nguồn nước bẩn; người bệnh tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh ghẻ hoặc sử dụng chung quần áo, chăn chiếu, màn mùng với người mắc bệnh.
Cách chữa bệnh ghẻ nhanh nhất
Phương pháp Tây y
Có thể nhanh chóng sử dụng các loại thuốc bôi sau để tiêu diệt cái ghẻ, ngăn cản sự phát triển của sinh sôi của trứng ghẻ.
- D.E.P.(dietyl phtalat) là loại thuốc có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh, lành tính, ít độc hại, thường được chỉ định bôi từ 2- 3 lần/ngày. Tuy nhiên, thuốc này chống chỉ định với trẻ nhỏ và các vùng nhạy cảm của cơ thể như bộ phận sinh dục.
- Benzyl benzoat (scabitox, zylate) là loại thuốc trị ghẻ với độ an toàn cao, thường được chỉ định để bôi hoặc xịt 2 lần/ngày, với khoảng cách mỗi lần sử dụng là khoảng 15 phút. Lưu ý chỉ nên sử dụng 24 giờ sau khi vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Eurax (crotamintan) 10% và Permethrin cream 5% (elimite) là loại thuốc diệt cái ghẻ và hạn chế tình trạng kích ứng gây ngứa có thể sử dụng ở những vùng nhạy cảm trên cơ thể như bộ phận sinh dục và an toàn khi dùng cho trẻ nhỏ.
- Lindane (gamma - benzen hexachlorid, kwell) là loại thuốc có độc tính mạnh có khả năng diệt trừ ký sinh trùng ghẻ một cách nhanh chóng thông qua việc xịt thuốc trên toàn cơ thể sau khi tắm. Thuốc được chỉ định sử dụng 2 lần/tuần và chống chỉ định với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
Phương pháp Đông y
Trong Đông y chú trọng sử dụng các loại lá thảo dược có tính kháng khuẩn, diệt ký sinh trùng để tiêu diệt cái ghẻ và giảm nhẹ triệu chứng gây ngứa ngáy của bệnh. Bệnh nhân thường được chỉ định tắm bằng các loại lá như lá ba đào, lá cây gạc, bôi trực tiếp bằng nhựa cây máu chó và sử dụng muối biển để làm sạch cơ thể hàng ngày.
Lưu ý khi điều trị bệnh ghẻ
Để đảm bảo điều trị bệnh ghẻ hiệu quả, tốt nhất là nên điều trị bệnh cho cả gia đình để tránh tình trạng lây nhiễm chéo có thể khiến người bệnh dễ tái phát bệnh ghẻ trong gia đình.
Trong quá trình điều trị bệnh ghẻ cần tổng vệ sinh các vật dụng trong nhà để tiêu diệt hoàn toàn ký sinh trùng. Nên thay giặt sạch sẽ chăn ga, giường chiếu, sau đó trần qua nước sôi và đem phơi khô. Thường xuyên lau rửa và làm sạch đồ chơi cũng như các vật dụng cho trẻ nhỏ để hạn chế tối đa trường hợp cái ghẻ có thể lây lan sang trẻ nhỏ.
Duy trì việc vệ sinh, tắm rửa hàng ngày với nước sạch và xà phòng diệt khuẩn, hạn chế tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm, mất vệ sinh để phòng tránh ký sinh trùng. Tạo thói quen cắt móng tay, móng chân và rửa tay với xà phòng trước và sau bữa ăn để đảm bảo vệ sinh chung.
Bệnh ghẻ không phải căn bệnh nguy hiểm, song chúng thường mang đến những phiền toái trong sinh hoạt của người bệnh. Do đó cần sớm phát hiện và áp dụng ngay cáccách chữa bệnh ghẻ để giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại cuộc sống khỏe mạnh, tránh lây lan trong gia đình và cộng đồng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!