Bệnh chàm là một căn bệnh mãn tính, tuy không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và ngoại hình của bệnh nhân.
Chính vì vậy, người bệnh không được chủ quan mà phải tìm ra cách phòng và chữa bệnh chàm một cách hiệu quả. Tuy nhiên, điều trị dứt điểm căn bệnh này không phải là một việc dễ dàng, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tái khám sau mỗi đợt điều trị.
Hiện nay, có rất nhiều người phải chung sống với những vết chàm nhiều năm liền, những vẫn không tìm ra cách để chữa trị tận gốc. Để giúp người bệnh có những thông tin cần thiết và hướng chữa trị đúng đắn, ngay sau đây, BS. Nguyễn Thị Thúy, Chuyên khoa Nội, Bộ Y tế sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về cách chữa trị căn bệnh này.
Câu hỏi: Chào bác sĩ, cháu năm nay 21 tuổi. Cháu bị bệnh chàm được 3 năm rồi nhưng hiện giờ vẫn chưa được chữa trị khỏi. Vậy bác sĩ có cách gì để chữa trị cho cháu khỏi hẳn bệnh không ạ?
Trả lời:
Chào cháu,
Cháu chỉ nói cháu bị bệnh chàm được 3 năm rồi nhưng hiện giờ vẫn chưa được chữa trị khỏi mà không nõi rõ trong 3 năm vừa qua, cháu đã dùng thuốc gì, do ai kê đơn, cháu dùng thuốc đông y hay tây y? Cháu đã đi khám cơ sở y tế và đã kiên trì điều trị theo đơn của cơ sở chẩn đoán bệnh cho cháu chưa?
Theo tôi, cháu nên đi khám bác sĩ da liễu có uy tín, để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp với bệnh của cháu. Cháu có thể tham khảo một số thông tin về bệnh chàm như sau:
A. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm:
1. Cơ địa của bệnh nhân:
+ Bệnh thường mang tính chất gia đình: trong gia đình bệnh nhân có người bị bệnh chàm thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này dễ hơn, cao hơn.
+ Do rối loạn các hoạt động của cơ thể: bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết.
+ Bệnh nhân mắc phải một số căn bệnh: hen, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng, các bệnh về thận, viêm tai…
2. Dị ứng:
+ Nghề nghiệp tiếp xúc với các hóa chất gây bệnh: xi-măng, thuốc nhuộm, sơn xe, dầu mỡ, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, nguyên liệu làm cao su…
+ Dị ứng với các đồ dùng hàng ngày: len, dạ, giày, dép, mực in từ các tờ báo, mỹ phẩm, kem cạo râu, lông thú nuôi trong nhà…
+ Dị ứng khi ăn phải các thức ăn lạ, không phù hợp cơ địa: đồ hải sản, cá biển (đặc biệt là cá ngừ), mực, trăn, tôm, cua…
3. Sức đề kháng cơ thể yếu, chế độ ăn uống hàng ngày thiếu khoa học:
+ Sức khỏe kém hoặc sức đề kháng suy giảm làm bệnh tăng lên.
+ Chế độ ăn uống thiếu cân bằng; thiếu hụt vitamin; ăn nhiều các thức ăn có đạm cao như tôm, cua, bò, gà, ba ba; ăn nhiều gia vị có tính cay nóng…
Ảnh minh họa
B. Cách điều trị bệnh chàm:
1.Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh:
+ Điều trị tích cực những bệnh là nguyên nhân gây ra bệnh chàm song song với điều trị bệnh chàm.
+ Nếu bệnh nhân bị dị ứng với một số loại thực phẩm, thức ăn hay lông một số vật nuôi trong nhà thì không ăn thực phẩm, thức ăn gây dị ứng, không tiếp xúc với lông thú nuôi trong nhà (không nuôi).
+ Nếu bệnh nhân có chế độ ăn uống thiếu hợp lý khiến cơ bị chàm thì cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, hạn chế ăn các thực phẩm gây bệnh, các loại gia vị cay nóng….
2. Sử dụng thuốc:
+ Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để mang lại kết quả cao, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da.
+ Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể kết hợp uống vitamin E, mật ong pha nước ấm có tác dụng tái tạo tế bào da, kháng khuẩn, tiêu trừ viêm nhiễm rất hiệu quả.
3. Kiểm soát chế độ ăn.
+ Bệnh nhân nên ăn thức ăn lỏng nhẹ, hạn chế ăn muối.
+ Tránh dùng các thực phẩm: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, tôm, cua, bò, gà, ba ba, đồ hộp, thức ăn sống-lên men, các thức ăn chế biến có nhiều gia vị cay nóng…
Ngoài ra, bênh nhân nên lưu ý một số điểm dươi đây:
+ Vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị bệnh. Tránh cọ xát, gãi, xát chanh, xà phòng vì sẽ làm vùng da bị bệnh bội nhiễm làm tăng nặng tổn thương, làm da khó lành.
+ Không nên chích, bôi đắp các loại thuốc không có chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Bệnh nhân cần uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay nước lọc bằng các loại trà thanh nhiệt (actiso, hoa hòe, hoa cúc…), nước ép trái cây tươi chứa nhiều vitamin (nước chanh, cam, bưởi…) để giải độc cơ thể, bài trừ độc tố, nâng cao sức đề kháng nhằm chống lại vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.
+ Uống 2-2,5 lít nước/ngày.
+ Bệnh nhân có thể tắm bằng nước lá chè xanh, nước lá cau có pha chút muối loãng, lá kế chua để làm dịu cơn ngứa.
Chúc cháu sức khỏe!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!