Cách chữa viêm xoang mũi dị ứng khỏi hẳn bằng những phương pháp dân gian

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Viêm xoang mũi là hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi do viêm nhiễm hay phù nề, mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh. Trong Ðông y, có rất nhiều bài thuốc hay điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Viêm xoang mũi là hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi do viêm nhiễm hay phù nề, mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh. Trong Ðông y, có rất nhiều bài thuốc hay điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Viêm xoang là gì?

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Về mặt bệnh học, người ta phân biệt các xoang làm hai nhóm. Nhóm xoang trước gồm xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước, có các lỗ thông đổ ra khe mũi giữa. Nhóm xoang sau gồm các xoang sàng sau và xoang bướm, có lỗ thông ra khe mũi trên. Mặt trước của xoang bướm còn có hai lỗ nhỏ thông xuống vòm họng.

Bình thường, những chất xuất tiết sinh lý hoặc bệnh lý trong xoang được tháo ra ngoài thông qua lỗ thông mũi xoang. Khi ta bị cảm cúm, các xoang trở nên viêm tắc, phù nề và ngăn trở khả năng thông tháo dịch nhầy ra mũi. Điều này dẫn đến sung huyết mạch máu xoang và nhiễm trùng xoang. Do đó cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng kéo dài nếu không được điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến viêm xoang, nhất là những trường hợp mũi có cấu tạo bất thường.

Cách chữa viêm xoang mũi dị ứng khỏi hẳn bằng những phương pháp dân gian

Triệu chứng của viêm xoang mũi

1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm

- Xoang hàm: nhức vùng má.

- Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.

- Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.

-- Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

2. Chảy mũi

- Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều.

- Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ.

- Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.

- Viêm các xoang sau, chảy vào họng.

3. Nghẹt mũi

Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.

4. Ngứa mũi

Dị ứng mũi xoang.

5. Điếc mũi

Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.

Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.

Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.

Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.

Điều trị viêm xoang như thế nào?

- Nếu sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đàm xuống họng... Có thể dùng thuốc kháng sinh, kháng Histamine, giảm đau giảm xung huyết (như đối với Decolgen, Actifed... người cao huyết áp phải thật cẩn thận khi dùng), có thể dùng thêm thuốc xịt mũi, xông mũi tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.

Cách xông mũi

- Nhỏ mũi bằng Rhinex hoặc Nasoline 3 - 4 giọt mỗi bên. Lưu ý không dùng quá 3 đến 5 ngày vì dùng các thuốc này lâu ngày dễ gây tình trạng viêm mũi do thuốc.

- 15 phút sau hỉ mũi sạch.

- Cho 200ml nước nóng và 4-5 giọt Melyptol vào dụng cụ xông mũi họng, sau đó úp mũi và miệng vào hút thở đều trong 10-15 phút.

- Mỗi ngày chỉ nên xông mũi 1-2 lần.

Trường hợp của bạn nên đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Cách chữa viêm xoang mũi dị ứng khỏi hẳn bằng những phương pháp dân gian

Cách điều trị bệnh viêm xoang mũi khỏi hẳn bằng những phương pháp dân gian

Chữa viêm mũi xoang bằng các bài thuốc uống

Bài 1. Bài “tân chỉ thấu khiếu”: Tân di hương 9g, hương bạch chỉ 10g, tô bạc hà 7g, hoàng bá 15g.

Sắc 2 lần, trộn đều 2 nước sắc, ngày 1 thang uống làm 2 lần. Bài thuốc có tác dụng giải nhiệt thông khiếu, chủ trị viêm xoang mũi cấp tính, nhức đầu nghẹt mũi, mũi lúc tắc lúc không, mũi chảy nước vàng.

Bài 2: Bài “thang nhĩ giải độc hoạt huyết”: Ngân hoa 30g, liên kiều 12g, thương nhĩ tử 9g, bạch chỉ 9g, xích thược 9g, đào nhân 9g, hồng hoa 9g, bạc hà 9g, trần bì 5g. Sắc 2 lần, trộn đều, ngày uống 1 thang chia 2 lần, chủ trị viêm xoang vòm họng.

Bài 3: Bài “tân di tị uyên”: Tân di hương 6g, tang bạch bì (nướng) 9g, hương bạch chỉ 9g. Sắc 2 lần, trộn đều 2 nước sắc, uống ngày 1 thang chia 2 lần. Bài thuốc có tác dụng giải nhiệt thông khiếu, trị viêm xoang mũi.

Chữa viêm xoang mũi bằng phương pháp xông khói

Bài 1: Râu ngô tươi 120g, đương quy vĩ 30g. Râu ngô phơi khô cắt thành đoạn dài khoảng 1cm, bỏ đương quy vĩ vào trong nồi rang bơ, sau đó cắt thành sợi nhỏ. Trộn chung hai vị thuốc, đựng trong bình kín. Dùng một cái tẩu mới, bỏ thuốc vào hút như hút thuốc lá sợi, mỗi ngày 5 - 7 lần, hút đến khi các triệu chứng giảm hẳn, có tác dụng giải nhiệt, tiêu thấp.

Bài 2: Hạt lạc (hạt đậu phộng) 7 - 9 hạt, bỏ vào hộp sắt, miệng hộp đậy kín bằng giấy chừa một lỗ nhỏ, đặt hộp sắt lên bếp và dùng khói bốc lên từ lỗ để xông mũi, mỗi ngày làm 1 lần, khoảng 30 ngày sẽ khỏi, có tác dụng tiêu viêm, thông mũi.

Chữa viêm xoang mũi bằng phương pháp bôi thuốc

Bài 1: Gừng khô, mật ong liều lượng thích hợp. Nghiền gừng thành bột, trộn với mật ong thành dạng cao, bôi vào trong mũi, trị viêm xoang mũi.

Bài 2: Hài nhi trà 60g, nga bất thực thảo 30g, băng phiến 2g, dầu vừng lượng thích hợp. Nghiền thuốc thành bột, trộn với dầu vừng thành dạng hồ nhão, bôi vào trong mũi ngày 2 - 3 lần.

Chữa viêm xoang mũi bằng phương pháp nhỏ, chấm thuốc

Bài 1: Củ tỏi, mật ong lượng thích hợp, đem tỏi giã lấy nước, hòa với lượng mật ong gấp đôi, rửa mũi bằng nước muối, lau khô, sau đó dùng bông nhúng vào dung dịch thuốc nhét vào trong mũi, ngày làm 3 - 4 lần trong 7 - 8 ngày, có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

Bài 2: Hoàng bá 10g bỏ vào 100ml nước, ngâm 24 giờ, sau đó lọc bỏ cặn đun sôi khử khuẩn thành dung dịch hoàng bá 10%, nhỏ mũi ngày 3 - 4 lần, tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt.

Bài 3: Hành giã lấy nước nhỏ vào trong mũi, trị viêm xoang mũi.

Bài 4: Gừng tươi, hành giã lấy nước trộn đều hai vị, nhỏ nước đó vào trong mũi, trị viêm xoang mũi.

Cách chữa viêm xoang mũi dị ứng khỏi hẳn bằng những phương pháp dân gian

Chữa viêm xoang mũi bằng phương pháp hít, thổi thuốc

Bài 1: Bài “xuy tị thấu khiếu tán”: tân di hoa 15g, cuống dưa ngọt 15g, băng phiến 15g. Tán bột đựng vào trong bình kín, lấy một ít thuốc thổi vào trong mũi, ngày 3 lần sáng, trưa, tối, tác dụng thông mũi.

Bài 2: Lá trà liều lượng thích hợp. Pha 1 cốc trà, cho thêm một ít muối, khi nhiệt độ nước trà thích hợp, lấy tay trái bê cốc trà, tay phải bịt mũi bên phải, dùng mũi bên trái hít nước trà, sau đó thở đẩy nước ra làm liên tục 3 - 4 lần. Làm như vậy với mũi bên phải, ngày làm 2 lần sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.

Bài 3: Thương nhĩ tử 15g, tân di 25g, bạch chỉ 50g, bạc hà 5g, tất cả các vị thuốc rang khô, nghiền bột, sau đó lấy một ít bột thuốc hít vào trong mũi, ngày làm 3 - 4 lần.

Bài 4: Vỏ quả vải sấy khô nghiền bột, đựng trong bình, lấy một ít bột hít vào trong mũi, ngày làm 2 lần, làm liên tục trong 5 ngày, tác dụng thông mũi.

Chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc hay còn gọi là hoa cứt lợn. Tuy có tên khó nghe và cũng không phải "của hiếm" loại cây này lại là vị thuốc quý trong điều trị viêm xoang. Thảo dược có tác dụng chống viêm, chống phù nề, dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.

Hoa ngũ sắc có tác dụng chống viêm, rất tốt với bệnh nhân viêm xoang.

Người sử dụng thường hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hoặc khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính.

Cách dùng cây hoa cứt lợn chữa viêm xoang: chọn cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.

Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và được hướng dẫn cách thực hiện khi tự dùng thuốc ở nhà.

Xem thêm:

  • Cách xông mũi trị viêm xoang
  • Chữa viêm xoang mũi bằng phương pháp kết hợp nội khoa và phẫu thuật

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!