Cách điều trị cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Mặc dù những tháng cuối của thai kỳ, em bé đã cứng cáp và an toàn hơn rất nhiều nhưng điều đó không có nghĩa là không bị ảnh hưởng bởi cảm cúm. Lily & WeCare sẽ chia sẻ với các chị em cách điều trị cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối để chị em tham khảo.

Mặc dù những tháng cuối của thai kỳ, em bé đã cứng cáp và an toàn hơn rất nhiều nhưng điều đó không có nghĩa là không bị ảnh hưởng bởi cảm cúm. Lily & WeCare sẽ chia sẻ với các chị em cách điều trị cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối để chị em tham khảo.

Cảm cúm ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi ở những tháng cuối?

Những tháng cuối cùng thai nhi thường không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài tác động vào. Thế nhưng, cảm cúm thì lại khác, nó không chừa bất cứ trường hợp nào và có những diễn biến phức tạp. Nếu cơ thể mẹ bầu thường xuyên có nhiệt độ 39 độ C thì phải hết sức cẩn thận. Bởi việc cơ thể sốt cao và độc tính của virus có thể khiến tử cung bị co bóp mạnh, gây ra hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm. Thế nên, mẹ bầu phải biết cách chữa cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối.

Mặc dù tình trạng sảy thai khi thai đã cứng cáp thường ít khi xảy ra nhưng cẩn thận vẫn tốt hơn. Thế nên, mẹ bầu đừng quá chủ quan nếu như thấy cơ thể của mình có dấu hiệu gì đó bất thường. Phải thường xuyên kiểm tra và lắng nghe những gì bác sĩ tư vấn để có sức khỏe tốt nhất.

Cách điều trị cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối

Thường xuyên lắng nghe ý kiến bác sĩ.

Cách điều trị cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối

Dù có thế nào thì mẹ bầu cũng phải tìm đến bác sĩ để nghe tư vấn, tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất cho hiện trạng lúc đó. Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, sử dụng các cách hạ sốt khi mang thai như: chườm mát, ăn uống đầy đủ, sử dụng những bài thuốc dân gian... Mẹ không nên sử dụng thuốc hạ sốt vì nó có thể ảnh hưởng tới em bé. Nhớ tăng cường thêm nhiều trái cây và rau xanh trong khẩu phần ăn của mình.

Khi bị cảm, nhiều người hay chọn phương pháp xông hơi. Thế nhưng mẹ bầu tuyệt đối không được làm như thế. Khi xông hơi, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng đột ngột, dẫn đến nóng nước ối, khiến bào thai bị ảnh hưởng. Khi xông hơi, các tế bào có thể bị phá hủy và ngăn cản quá trình đưa khí oxy đến với thai nhi. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ lên quá 38 độ C thì thai nhi còn có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh và mất nước về sau. Chính áp lực của hơi nóng và sự kín khí của xông hơi sẽ khiến mẹ bầu bị chóng mặt, bị ngạt, hạ huyết áp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới số lượng máu đến thai nhi.

Cách điều trị cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối

Nhiệt độ cơ thể mẹ ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Để chữa cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu nên:

- Uống nước tỏi: Đây là cách mà dân gian thường dùng để giải cảm. Mẹ bầu chỉ cần giã nhỏ tỏi, hòa chung với nước ấm để uống. Tỏi rất tốt nên trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên ăn tỏi nhiều hơn bình thường.

- Bổ sung kẽm: Chất này có tác dụng ngừa cảm cúm, tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Chúng có nhiều trong các thực phẩm như: hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương, các loại đậu.

- Bổ sung nước gừng, đường đỏ khi có dấu hiệu cảm lạnh hoặc vừa đi ngoài thời tiết lạnh giá về. Nước gừng pha với đường đỏ sẽ giúp cơ thể mẹ bầu nhẹ nhõm, không còn sụt sịt vì cảm nữa.

- Uống nhiều nước và bổ sung thêm vitamin có trong các loại củ quả.

- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hai lần mỗi ngày (sáng, tối), uống một cốc nước lọc vào buổi sáng để giúp cơ thể thải độc, ngừa virus cảm cúm.

- Hạn chế tiếp xúc với nơi có mầm bệnh hoặc hạn chế đến chỗ đông người khi đang có dịch cảm cúm. Trước khi thai được 3 tháng, hãy hỏi bác sĩ về việc tiêm nhắc nhở mũi cúm thứ hai để bảo vệ mẹ trước cảm cúm trong thời gian mang về sau.

- Đặc biệt, phải thường xuyên tập luyện bằng những bài tập nhẹ nhàng, tránh ngồi một chỗ và tránh lười vận động.

Cách điều trị cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối

Nên luyện tập nhẹ nhàng.

Khi mang thai, cơ thể rất nhạy cảm với các loại thuốc uống. Do đó, nếu bị cảm cúm thì mẹ bầu nên nắm chắc cáchchữa cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối bằng các biện pháp dân gian nhưng phải có sự tham khảo của ý kiến bác sĩ. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh trong những tháng cuối thai kỳ với những thông tin hữu ích này!

>>> Xem thêm: Bị cảm cúm khi mang thai và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!