Cách điều trị nôn trớ ở bé 5 tuổi mẹ nên biết

Bạn Cần Biết - 11/24/2024

“Chào cả nhà! Con tôi hiện nay đã 5 tuổi. Bé thường xuyên nôn ói, mỗi lần nôn ói thường nôn không dứt, thậm chí uống nước cũng nôn. Cháu thường kêu đau bụng và thường cứ sau một ngày nôn ói và đau bụng thì cháu lại bị sốt. Cơ thể bé rất xanh xao, ốm yếu. Đi siêu âm ổ bụng thì bình thường, xét nghiệm phân và máu cũng bình thường. Vậy, tôi muốn hỏi cháu bị bệnh gì? Mong các bạn tư vấn giúp minh với, có cách nào khắc phục chứng bệnh của cháu không? Mình rất cảm ơn” - Câu hỏi của chị An, Hà Nội gửi đến chuyên mục sổ tay cha mẹ.

“Chào cả nhà! Con tôi hiện nay đã 5 tuổi. Bé thường xuyên nôn ói, mỗi lần nôn ói thường nôn không dứt, thậm chí uống nước cũng nôn. Cháu thường kêu đau bụng và thường cứ sau một ngày nôn ói và đau bụng thì cháu lại bị sốt. Cơ thể bé rất xanh xao, ốm yếu. Đi siêu âm ổ bụng thì bình thường, xét nghiệm phân và máu cũng bình thường. Vậy, tôi muốn hỏi cháu bị bệnh gì? Mong các bạn tư vấn giúp minh với, có cách nào khắc phục chứng bệnh của cháu không? Mình rất cảm ơn” - Câu hỏi của chị An, Hà Nội gửi đến chuyên mục sổ tay cha mẹ.

Nôn trớ là hiện tượng xuất hiện ở trẻ sơ sinh, thậm chí ở bé 5 tuổi khiến bố mẹ rất lo lắng. Vì thế, bài viết sau Lily & WeCare sẽ giúp các mẹ tìm hiểu một số nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng này ở trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến nôn trớ ở trẻ

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng, đây là hiện tượng hay thường gặp ở trẻ nhỏ. Các bé sinh non, bị suy dinh dưỡng bào thai, tiêu hóa yếu hoặc hô hấp kém thì trong năm đầu tình trạng nôn trớ càng hay xảy ra hơn các trẻ khác.

Ngoài ra, những trẻ bị bệnh lý tiêu hóa, bệnh lý đường hô hấp thì cũng có thể bị nôn trớ. Nôn trớ có thể tự giảm khi bé lớn hơn, tuy nhiên có nhiều trẻ 3 đến 5 tuổi vẫn có thể bị nôn trớ, đây là triệu chứng của hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Với một số trẻ bị dị ứng với các loại sữa công thức (ở trẻ dị ứng đạm sữa) thì cũng dễ bị nôn trớ hơn.

Cách điều trị nôn trớ ở bé 5 tuổi mẹ nên biết

Khi nào thì trẻ nôn bất thường?

Nếu bé 5 tuổi vừa bị nôn vừa kèm theo các dấu hiệu mất nước như: khô miệng, mắt khô, thóp chìm và bé ít đi tè hơn bình thường.

Sốt:Bé bị sốt với nhiệt độ trên 38 độ C cũng là dấu hiệu bố mẹ không nên bỏ qua.

Bé không uống sữa:Bé từ chối sữa công thức.

Nôn: Bé bị nôn mửa liên tục, đôi khi còn nôn thành vòi.

Buồn ngủ và quấy khóc:Khi bé cảm thấy khó chịu nghiêm trọng thì mẹ nhất định không được bỏ qua. Hoặc khi bé có các dấu hiệu sau: thóp phồng, tim đập nhanh, khó thở, co giật, nôn mửa kéo dài 24 giờ đồng hồ, bé nôn ra máu hoặc mật xanh, nôn liên tục kèm tiêu chảy cũng có thể là do bé mắc các chứng như hẹp môn vị, nhiễm trùng nước tiểu, nhiễm trùng tai... các bệnh mà bé có khả năng mắc phải. Nhất định mẹ không được bỏ qua các dấu hiệu này ở trẻ 5 tuổi vì có thể đây là những dấu hiệu báo hiệu bé đang mắc bệnh nào đó nguy hiểm.

Cách điều trị nôn trớ ở bé 5 tuổi mẹ nên biết

Mẹ nên làm gì khi trẻ 5 tuổi bị nôn?

- Vì nôn quá nhiều nên có thể bé sẽ bị mất nước qua các dấu hiệu như môi khô, khô họng nên mẹ cần đặc biệt lưu ý đừng để bé bị mất nước thêm nữa.

- Không nên ép bé ăn quá nhiều cùng một lúc. Theo các chuyên gia, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của bé ra làm nhiều bữa một ngày và nên cho bé ăn thật nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức, nước lọc. Nhiều mẹ cho bé uống nước ép trái cây vào giai đoạn này là không nên, chỉ nên cho bé uống sữa, nước lọc mà thôi. Thực đơn bữa ăn của bé hằng ngày cũng nên có nhiều chất lỏng hơn, dễ tiêu hóa hơn bình thường.

- Vỗ lưng cho bé sau khi ăn cũng là một điều nên làm để bé tiêu hóa tốt hơn.

- Sau khi ăn nhất định phải để bé ở vị trí an toàn, không chạy đùa ít nhất là 20 phút.

- Sau khi áp dụng những điều trên, sau 12 tiếng đến 24 tiếng nếu mẹ thấy cơ thể bé ổn định trở lại, không còn nôn trớ thì mẹ hoàn toàn có thể cho bé quay trở lại chế độ ăn uống như bình thường.

- Uống càng nhiều nước vào lúc này càng tốt cho bé nên mẹ cũng cần lưu ý.

- Với bé 5 tuổi, mẹ có thể cho bé ăn những loại thực phẩm như ngũ cốc hay sữa chua dễ tiêu hóa cũng là một cách được các mẹ hay dùng.

- Nhiều mẹ thấy bé nôn nhiều thì cho bé uống thuốc chống nôn mà không có sự chỉ dần của bác sĩ, đây là một điều sai lầm. Theo các chuyên gia, tuyệt đối không cho bé uống thuốc chống buồn nôn trừ phi đó là yêu cầu của bác sĩ.

- Sử dụng một chút gừng trong đồ ăn của bé để giúp bé cải thiện tình trạng khó chịu của bé. Cho đến nay người ta vẫn không thể phủ nhận công dụng của gừng với những cơn buồn nôn. Ngoài ra, gừng còn được coi là một phương thuốc chống nôn tuyệt vời và vô cùng hiệu quả.

Nôn trớ có thể khiến cho bé của bạn gầy hơn, không phát triển được bình thường cho nên mẹ cần đặc biệt lưu ý. Với những cách điều trị buồn nôn ở bé 5 tuổi trên màLily & WeCare vừa giới thiệu, hi vọng các mẹ có thể có thêm những thông tin bổ ích trong quá trình chăm con của mình.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!