Buồn nôn là tình trạng làm bạn khó chịu ở dạ dày. Bạn có thể đẩy lùi cơn buồn nôn bằng các phương pháp đơn giản dưới đây.
Buồn nôn là một cảm giác rất khủng khiếp từ dạ dày khiến bạn muốn nôn mửa. Tình trạng này có thể do virus, các vấn đề về tiêu hóa, mang thai hay một mùi khó chịu gây ra. Chúng ta thường tìm nhiều cách để mau hết cơn buồn nôn, nhưng nếu không biết cách thực hiện thì sẽ rất khó khăn. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những mẹo giúp đẩy lùi cơn buồn nôn.
Các phương pháp đẩy lùi buồn nôn
Ngồi thẳng và tránh đè lên dạ dày
Lúc nhỏ, chúng thường được khuyên không nên nằm sau khi ăn vì không tốt cho sức khỏe. Khi nằm, dịch vị từ dạ dày có thể tăng lên, làm tăng cảm giác buồn nôn và khó chịu, đặc biệt nếu bạn bị trào ngược axit hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Nếu chúng ta ngồi khom lưng, đè nén lên dạ dày có thể làm cho tình trạng buồn nôn nặng hơn. Bạn hãy ngồi thẳng lưng hoặc di chuyển xung quanh để làm giảm tình trạng buồn nôn nhé.
Mở cửa sổ hoặc ngồi trước quạt
Không khí trong lành sẽ làm giảm triệu chứng buồn nôn vì bạn sẽ thoát khỏi mùi hôi gây khó chịu hoặc làm bạn quên đi cơn buồn nôn. Vì vậy, bạn hãy ngồi trước quạt hay cửa sổ để làm dịu triệu chứng khó chịu này nhé.
Dùng một miếng gạc lạnh
Để giảm cảm giác buồn nôn, bạn có thể nhẹ nhàng đặt một miếng gạc lạnh vào sau cổ. Khi bị buồn nôn, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng, do đó gạc lạnh sẽ giúp làm giảm nhiệt độ cũng như làm giảm tình trạng buồn nôn.
Châm cứu
Châm cứu là một liệu pháp thay thế thuốc, tác động lên các khu vực cụ thể nhằm giảm bớt triệu chứng buồn nôn. Để giảm tình trạng này, bác sĩ sẽ châm cứu vào phía trong của ống cổ tay, cách lòng bàn tay 6cm và giữa hai gân tay lớn. Bác sĩ sẽ châm cứu cho bạn một vài phút để làm giảm cảm giác buồn nôn.
Thiền hoặc hít thở sâu
Thiền định, một phương pháp giúp tập trung và làm dịu tâm trí, có thể giúp bạn giảm buồn nôn. Đó là một loại kỹ thuật thư giãn đặc biệt có hiệu quả trong việc làm giảm buồn nôn do căng thẳng và lo lắng. Phương pháp hít thở sâu cũng giúp bạn trấn áp cơn buồn nôn do căng thẳng. Bạn hít vào qua đường mũi, giữ hơi thở trong ba giây và từ từ thở ra. Lặp lại động tác này nhiều lần cho đến khi không còn cảm giác buồn nôn.
Thay đổi mối quan tâm
Đôi khi, cơn buồn nôn chỉ là do bạn suy nghĩ nhiều về nó. Bạn càng nghĩ nhiều, cảm giác buồn nôn càng tăng. Nếu lần sau bị buồn nôn, bạn hãy thử đọc sách hay xem truyền hình để làm xao lãng cảm giác buồn nôn. Nếu cơn buồn nôn không bị ảnh hưởng khi bạn di chuyển, bạn hãy thử làm công việc nhà hoặc bất cứ việc gì làm bạn không còn bận tâm về cảm giác buồn nôn nữa.
Uống đầy đủ nước
Chúng ta thường bị mất nước do không thể ăn hoặc uống khi buồn nôn. Bạn có biết rằng buồn nôn là một triệu chứng của mất nước, nhưng uống quá nhiều nước sẽ làm cho tình trạng buồn nôn nghiêm trọng hơn.
Khi bạn cảm thấy khó chịu, hãy uống nước. Nếu nước lọc làm bạn khó chịu hơn, hãy thử uống trà không chứa caffeine hoặc nước trái cây.
Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một phương thuốc dân gian phổ biến giúp điều trị buồn nôn. Nó có tác dụng an thần, giúp bạn dễ ngủ khi buồn nôn. Trà cũng có thể làm bạn giảm bớt lo lắng. Bạn có thể mua túi trà hoa cúc ở các siêu thị hay cửa hàng tạp hóa.
Uống nước chanh
Chanh có chứa axit citric, một hợp chất tự nhiên giúp tiêu hóa và làm dịu dạ dày. Bạn hãy thử uống nước chanh nếu có cảm giác buồn nôn. Nếu cơn buồn nôn là do táo bón, uống nước chanh ấm có thể kích thích ruột giúp bạn đi tiêu dễ dàng.
Tuy nhiên, bạn lưu ý rằng uống quá nhiều nước chanh trong thời gian ngắn có thể làm cho tình trạng buồn nôn nghiêm trọng hơn.
Mùi hương của chanh cũng có thể làm giảm buồn nôn. Theo một nghiên cứu năm 2014, hít tinh dầu chanh có thể giúp làm giảm buồn nôn và nôn ở phụ nữ mang thai. Nếu bạn không có tinh dầu chanh, chỉ cần cắt một lát chanh tươi và hít để làm giảm khó chịu.
Ăn gừng
Gừng được cho là phương pháp điều trị buồn nôn phổ biến nhất. Theo một số nghiên cứu, gừng có khả năng chống trầm cảm. Để không buồn nôn, bạn hãy ăn một ít gừng tươi, kẹo gừng hoặc trà gừng.
Sử dụng bạc hà
Theo một nghiên cứu năm 2013, dầu bạc hà là một phương pháp an toàn và hiệu quả để chống buồn nôn do điều trị hóa trị liệu. Bạn có thể uống trà bạc hà để làm giảm cảm giác buồn nôn. Tinh dầu bạc hà hoặc lá bạc hà tươi cũng có thể làm giảm buồn nôn sau khi gây tê.
Tránh các đồ uống có ga
Các đồ uống có ga thường làm dạ dày khó chịu và gây buồn nôn. Đặc biệt, nếu bạn mắc tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, các đồ uống này sẽ làm cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Đa số các đồ uống đều có đường, sẽ làm cho bạn buồn nôn hơn.
Chế độ ăn không có thức ăn kích ứng
Một chế độ ăn nhẹ sẽ giúp bạn ngăn ngừa cơn buồn nôn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên thực hiện chế độ ăn BRAT (chuối, gạo, táo và bánh mì).
Bạn cũng có thể ăn các thực phẩm sau với một lượng nhỏ:
- Muối
- Mì ống hoặc mì ăn liền
- Trứng chiên hoặc trứng luộc.
Bạn cần tránh món chiên, thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai cho đến khi hết buồn nôn.
Dùng các thực phẩm chức năng có chứa vitamin B6
Vitamin B6 có khả năng điều trị chứng buồn nôn trong thai kỳ với liều từ 30–100mg, 1–3 liều trong 3 tuần.
Tuy nhiên, dùng quá liều vitamin B6 sẽ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như:
- Nhịp tim bất thường
- Ngứa ran.
Vì vậy, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng các thực phẩm chức năng có chứa vitamin B6.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Khi buồn nôn đi kèm với các triệu khác, bạn có thể đã mắc phải một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Ví dụ buồn nôn đi kèm với đau ngực là dấu hiệu của cơn đau tim, buồn nôn đi cùng với nhức đầu hoặc chóng mặt nghiêm trọng liên quan đến vấn đề thần kinh.
Bạn nên đi bác sĩ khám nếu tình trạng buồn nôn kéo dài hơn một tháng hoặc bị sụt cân không rõ nguyên nhân.
Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu có các dấu hiệu sau:
- Đau bụng nghiêm trọng hoặc chuột rút
- Tức ngực
- Mờ mắt
- Sốt cao
- Cứng cổ
- Nhầm lẫn
- Đau đầu dữ dội.
Bạn cũng cần đi khám bác sĩ nếu bị buồn nôn đi kèm với các triệu chứng mất nước như:
- Chóng mặt
- Khô miệng
- Khát
- Yếu
- Nước tiểu màu đậm
- Đi tiểu thường xuyên.
Hầu hết cơn buồn nôn là tình trạng tạm thời, không nghiêm trọng và có thể được chữa trị bằng các phương pháp đơn giản nhưng đôi khi cũng dẫn đến nôn, khiến bạn mất nước rất nhanh.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức để điều trị cơn buồn nôn.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Nhức đầu ảnh hưởng như thế nào đến sex?
- Những bài tập ở cổ giúp điều trị chóng mặt
- Khó ngờ chóng mặt hoa mắt là do dị ứng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!