Nếu bạn phải di chuyển bằng máy bay qua các múi giờ khác nhau thì nguy cơ bị jet lag rất cao. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân, các triệu chứng và các phương pháp giúp bạn đối phó với hội chứng này.
Jet lag là gì?
Đây là hội chứng rối loạn cơ thể khi thay đổi múi giờ một cách nhanh chóng khiến bạn mệt mỏi. Số múi giờ chênh lệch càng nhiều và thời gian di chuyển càng nhanh sẽ làm tình trạng mệt mỏi của bạn càng gia tăng.
Vì sao bị jet lag?
Cơ thể người được quy định bởi một nhịp sinh học trong 24 giờ. Nhịp điệu này được thiết lập ở vùng dưới đồi, giống như với chu kỳ sáng tối để giữ cho chúng ta tỉnh táo vào bạn ngày và ngủ vào ban đêm một cách tự nhiên. Nhịp sinh học thích nghi với sự thay đổi múi giờ một cách chập chạm, khoảng một ngày cho mỗi một múi giờ đi về hướng đông và 1,5 giờ khi đi về hướng tây. Do đó, những thay đổi múi giờ một cách nhanh chóng sẽ làm cho melatonin (hormone chịu trách nhiệm cho việc điều khiển cơ thể ngủ hay thức dậy) sẽ trở nên không phù hợp với chu kỳ sáng tối.
Một nghiên cứu cho thấy, bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi jet lag nếu bay qua 5 múi giờ hoặc nhiều hơn. Tình trạng này xảy ra đối với mọi lứa tuổi nhưng sẽ phổ biến hơn đối với trẻ em và người già.
Những triệu chứng khi bạn bị jet lag
Sau đây là một số triệu chứng của jet lag thường thấy:
- Rối loạn giấc ngủ: Bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm hoặc ngủ sớm hơn bình thường và thức dậy sớm;
- Không tập trung, căng thẳng. Giảm hiệu suất ở trường hay nơi làm việc;
- Đau đầu;
- Cảm thấy chậm chạp;
- Giảm cảm giác thèm ăn hoặc ăn uống bất thường;
- Rối loạn kinh nguyệt;
Bạn cần làm gì khi bị jet lag?
Jet lag là tình trạng có thể xử lý được mà không cần phải điều trị. Triệu chứng sẽ biến mất khi nhịp sinh học của bạn thích nghi với thời gian nơi bạn sống hiện tại. Những việc làm sau có thể sẽ giúp ích cho bạn:
- Luôn vận động vào bạn ngày ngay cả khi bạn cảm thấy mệt mỏi;
- Buộc bản thân phải đi ngủ theo đúng giờ nơi bạn ở;
- Điều chỉnh ánh sáng, để phòng sáng vào ban ngày và tối vào ban đêm;
- Điều chỉnh thời gian ăn uống của bạn theo thời gian biểu của nơi mà bạn đang sống;
- Tắm nước nóng: Tắm vòi sen với nước nóng giúp bạn thư giãn và dễ ngủ hơn.
Nếu những triệu chứng không được cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Có một số phương pháp mà bác sỹ có thể tư vấn cho bạn:
Liệu pháp ánh sáng
Ánh sáng là nhân tố chính ảnh hưởng đến nhịp sinh học. Những người thường xuyên đi du lịch và ít tiếp xúc với mặt trời có thể thực hiện liệu pháp ánh sáng bằng cách tiếp xúc ánh sáng nhân tạo vào mắt.
Melatonin
Melatonin là một hormone do cơ thể sản sinh ra. Nó điều hòa chu kì ngủ và thức. Thông thường, lượng melatonin bắt đầu tăng lên lúc chiều tối và đạt mức cao vào ban đêm sau đó lại giảm xuống vào buổi sáng.
Bổ sung melatonin còn giúp bạn thiết lập lại đồng hồ sinh học. Các nghiên cứu cho thấy nó giảm được triệu chứng của jet lag cho cả người bay về hướng Đông lẫn hướng Tây.
Mức độ an toàn và hiệu quả của melatonin chưa được kiểm định cụ thể. Sử dụng một lượng lớn có thể gây ra gián đoạn giấc ngủ cũng như tinh thần mệt mỏi vào buổi sáng. Nếu bạn bị động kinh hoặc đang uống thuốc làm loãng máu thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng melatonin.
Thuốc ngủ
Thuốc ngủ có thể là một cách điều trị khác của jet lag, đặc biệt khi bạn bị mất ngủ. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào chứng minh thuốc có thể cải thiện triệu chứng buồn ngủ, không tỉnh táo. Thuốc ngủ có thể gặp tác dụng phụ như là đau đầu, chóng mặt, kém minh mẫn và khó chịu dạ dày.
Bạn nên cân nhắc các tác dụng phụ của thuốc ngủ trước khi sử dụng.
Bạn nên làm gì để không bị jet lag?
- Uống nước: Không khí trên máy bay có thể làm bạn bị mất nước, khiến cho bạn mệt mỏi và cần rất nhiều nước. Tránh uống các đồ uống có cồn và caffein vì nó sẽ khiến bạn mất nước đồng thời thay đổi giấc ngủ của bạn;
- Điều chỉnh ánh sáng: Nếu bạn đến nơi mới mà lúc đó là buổi tối, hãy tránh tiếp xúc với ánh sáng trong chuyến bay bằng cách sử dụng miếng bịt mắt. Ngược lại, nếu là bạn ngày, bạn nên tiếp xúc với ánh sáng trong suốt chuyến đi;
- Nghỉ ngơi và tránh căng thẳng quá mức: Những ngày trước chuyến đi bạn hãy cố điều chỉnh thời gian ăn và ngủ cũng như sau khi bạn đến nơi mới;
- Thiết lập đồng hồ phù hợp với nơi ở mới: Nó sẽ giúp bạn điều chỉnh nhịp sinh học phù hợp với thời gian mới;
- Di chuyển và nghỉ ngơi tại chuyến bay: Duỗi thẳng hoặc đi bộ từ ghế ngồi của bạn đến phòng vệ sinh có thể giúp bạn ít bị jet lag hơn. Tuy nhiên, đừng hoạt động quá mức khi bạn vừa đến nơi. Và nhớ rằng hãy ngủ đủ trong chuyến bay nhé.
Chứng jet lag có thể khiến bạn khó chịu và cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dễ dàng đối phó với jet lag bằng những phương pháp kể trên.
Bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Du lịch xứ lạnh: coi chừng bị bỏng lạnh
- Mẹo phòng tránh bệnh gió mùa
- Làm sao để “đánh tan” sự mệt mỏi của bạn?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!