Cách ly vì Covid-19 liệu có khiến dân số thế giới bùng nổ?

Thời sự - 11/24/2024

Giai đoạn hiện nay, rất nhiều thành viên của các gia đình trên thế giới phải ở nhà cách ly để tránh lây nhiễm Covid-19. Một số ý kiến lo ngại rằng, điều này sẽ khiến dân số thế giới bùng nổ trong thời gian tới.

Nhiều người cho rằng, các cặp đôi ở nhà với nhau nhiều hơn và khi họ không biết làm gì để giết thời gian, những cặp đôi đó sẽ tập trung 'sản xuất em bé'. Tuy nhiên, trên kênh CNN (Mỹ), Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steve Mnuchin lại cho rằng, nền kinh tế của thế giới đang lao đao, tỷ lệ thất nghiệp tăng trong thời gian dịch bệnh diễn ra, sẽ khiến các cặp vợ chồng phải cân nhắc trong chuyện sinh con vào mùa xuân năm sau (tức là khoảng 9 tháng nữa).

Một quan chức phụ trách đăng ký kết hôn ở Trung Quốc tiết lộ với CNN rằng, các vụ ly hôn liên quan tới cách ly Covid-19 tăng vọt. Điều này cho thấy việc dành nhiều thời gian ở cạnh nhau trong bốn bức tường nhà có thể có hại cho mối quan hệ vợ chồng hơn là có lợi. Tiến sĩ Renee Wellenstein, một chuyên gia y khoa chức năng ở New York, thì phát biểu: 'Tôi cho rằng số lượng trẻ em sẽ không bùng nổ sau 9 tháng nữa'.

Trong tình hình ít nghiêm trọng, ví dụ như bão tuyết, tỷ lệ sinh tăng sau 9 tháng là điều phổ biến ở Mỹ. Bà Wellenstein cho biết ở miền Đông Bắc Mỹ, nhiều trẻ em chào đời vào cuối mùa Hè và mùa Thu. Theo nghiên cứu năm 2017 của các nhà khoa học của trường Đại học Texas và Đại học Johns Hopkins, các cơn bão nhỏ có thể gây mất điện và có ảnh hưởng tích cực trong việc tăng tỷ lệ sinh. Tuy nhiên, cơn bão lớn có thể gây chết người hay tàn phá nhà cửa thì lại có ảnh hưởng tiêu cực, làm giảm tỷ lệ sinh.

Trong một bài báo được đăng vào tháng 3 của Viện Nghiên cứu Gia đình (Mỹ), học giả Lyman Stone viết: 'Ốm đau, cách ly và tử vong đều có ảnh hưởng lớn tới việc thụ thai, mang thai và sinh nở. Nghiên cứu học thuật trước đó chỉ ra rằng các sự kiện có tỷ lệ tử vong cao như nạn đói, động đất, đợt nóng, dịch bệnh đều làm giảm tỷ lệ sinh 9 tháng sau đó'.

Ông Stone đã nghiên cứu xu hướng sinh đẻ sau các thảm họa gần đây, như bão Maria và Katrina ở Mỹ cũng như dịch Ebola năm 2015 ở Liberia, Sierra Leone và Guinea. Kết quả đều cho thấy tỷ lệ sinh giảm đáng kể. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, tỷ lệ sinh khó có thể tăng sau 9 tháng nữa. Đại dịch hiện nay gây nhiều căng thẳng cho các cặp vợ chồng. Bà Wellenstein nhận định: 'Hứng thú giảm và vòng kinh có thể bị ảnh hưởng, khả năng thụ thai ở thời điểm này là không cao'.

Cách ly vì Covid-19 liệu có khiến dân số thế giới bùng nổ?

Vẫn còn quá sớm để dự báo về tỷ lệ sinh sau đại dịch Covid-19

Hiện vẫn còn quá sớm để dự báo về tỷ lệ sinh sau đại dịch Covid-19. Vẫn chưa ai biết đại dịch năm nay có lặp lại hay không và tác động thế nào tới người trẻ cũng như kinh tế toàn cầu. Lịch sử cho thấy tỷ lệ sinh tăng vọt sau thảm kịch. Ví dụ như Mỹ có cả một thế hệ Baby Boom sinh từ năm 1946 đến 1964 sau Thế chiến 2. Các học giả cho rằng có nhiều nguyên nhân nhưng nhìn chung đều cho rằng sau biến động như Đại Suy thoái hay Thế chiến 2, các cặp vợ chồng thấy tình hình khả quan hơn và có thể nuôi con khi nền kinh tế thịnh vượng, bình ổn sau chiến tranh.

Mặc dù theo giáo sư Stone, Covid-19 có thể khiến tỷ lệ sinh sụt giảm trong ngắn hạn nhưng ông cũng cho rằng tỷ lệ này có thể tăng trở lại trong khoảng thời gian 5 năm tới. Còn bà Wellenstein lại nghiêng về hướng, tỷ lệ mang thai có thể tăng ngay sau khi đại dịch Covid-19 chấm dứt.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!