Cả hen phế quản và hen suyễn đều là tình trạng phế quản bị viêm. Nhiều người thường nhầm lẫn 2 căn bệnh này dẫn đến điều trị không mang lại hiệu quả. Vậy làm thế nào để phân biệt hen suyễn, hen phế quản? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây bệnh
Đây là đặc trưng lớn nhất giúp phân biệt bệnh hen suyễn và bệnh hen phế quản. Nếu như bệnh hen phế quản là dạng bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn do nguyên nhân gây nên bệnh chính là vi khuẩn, virus tấn công, gây nhiễm trùng ở phổi.
Với bệnh hen suyễn, bệnh này không thể chữa khỏi và hồi phục nhanh như hen phế quản bởi đây là dạng bệnh mãn tính, có thể kéo dài nhiều năm và thường tái phát trở lại mỗi khi trời trở lạnh hoặc vào thời gian giao mùa. Nhiều người mắc hen suyễn bẩm sinh và có thể phải sống chung với bệnh cả đời, trong khi ai cũng có thể có nguy mắc bệnh hen phế quản sau khi bị cảm lạnh thông thường.
Nguyên nhân gây bệnh là đặc trưng lớn nhất để phân biệt bệnh hen suyễn và hen phế quản.
2. Triệu chứng của bệnh
Hen suyễn và hen phế quản có triệu chứng tương tự như ho, cơn đau ngực và khó thở, song cũng có một vài triệu chứng khác nhau để nhận dạng.
Hen phế quản có thể sẽ gây ra cơn sốt nhẹ, ớn lạnh cơ thể và chất nhầy ở mũi màu vàng xanh. Bệnh thường là một tiến trình cấp tính, có thể phục hồi trong vòng 5-10 ngày và có thể ho dai dẳng một vài tuần sau khi khỏi bệnh.
Người bị bệnh hen suyễn sẽ không có những triệu chứng này. Mà triệu chứng điển hình của hen suyễn là ho, khó thở, thở khò khè kèm tiếng ran rít, đau nặng ngực.
3. Đối tượng mắc bệnh
Nhóm người có nguy cơ cao mắc phải bệnh hen phế quản, là những người có bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, hay tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường nhiều khói bụi cũng là nguyên nhân gây bệnh hen phế quản.
Còn những đối tượng được chẩn đoán hen suyễn thường là trẻ em, ngoài ra những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn là những đối tượng làm các công việc như: vệ sinh, nông dân, thợ làm tóc, công nhân in... ở những người này cao hơn gấp 2-4 lần so với nhân viên văn phòng. Bệnh hen suyễn thường nặng lên khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh và tập luyện.
4. Phương pháp điều trị
Bệnh hen suyễn
Đây là bệnh mãn tính không thể chữa trị được mà người bệnh phải chung sống với nó suốt đời. Tuy nhiên, vẫn có thể kiểm soát được bằng cách dùng thuốc cắt cơn hen và thuốc dự phòng hen.
Bệnh hen phế quản
Thường bệnh có thể khỏi sau 5-7 ngày mà không cần điều trị nếu do virus. Hoặc dùng kháng sinh, thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản,... Nhưng cũng không ít trường hợp nếu không được chữa kịp thời và đúng cách có thể tiến triển thành mãn tính khó chữa. Đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
5. Phòng tránh hen phế quản và hen suyễn
Cả hen phế quản và hen suyễn đều là những căn bệnh đường hô hấp thường gặp, ai cũng có thể mắc phải và đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có thể hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh được bằng cách thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:
- Vệ sinh môi trường sống và làm việc trong sạch.
- Bảo vệ đường thở cẩn thận bằng cách đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, chất độc hại; tránh các yếu tố nguy cơ như: lông vật nuôi, phấn hoa, nấm mốc,...
- Có chế độ ăn uống khoa học, tránh các thực phẩm gây dị ứng.
- Tập thể dục đều đặn để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể tốt hơn.
Hen phế quản và hen suyễn đều là các bệnh không thể chủ quan, vì vậy khi thấy các triệu chứng như là ho, khó thở, đau ngực, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc các phòng khám chuyên khoa để được tiến hành khám, xét nghiệm, tư vấn và điều trị kịp thời
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!