Cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà

Xét Nghiệm - 03/29/2024

Như nhiều loại bệnh nguy hiểm khác, bệnh tiểu đường cũng có rất nhiều triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán kết quả chính xác qua xét nghiệm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà.

Như nhiều loại bệnh nguy hiểm khác, bệnh tiểu đường cũng có rất nhiều triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán kết quả chính xác qua xét nghiệm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà.

Cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà

Tổng quan về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa cacbohydrat do bị thiếu hormone Insulin của tuyến tụy, biểu hiện bằng lượng đường trong máu luôn cao. Trong giai đoạn đầu bệnh nhân thường có biểu hiện đi tiểu nhiều, tiểu đêm, và hay khát nước.

Hiện Việt Nam có trên 5 triệu người mắc tiểu đường. Theo Bộ Y tế, con số này được dự báo tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) cho thấy, trên 50% bệnh nhân bị tiểu đường ở Việt Nam chết vì căn bệnh này trước năm 60 tuổi. Tỉ lệ bệnh nhân đang tăng từ 8 - 10% mỗi năm, biến Việt Nam trở thành quốc gia có tỉ lệ gia tăng bệnh tiểu đường nhanh nhất thế giới.

Cũng theo thống kê, số người đến khám và điều trị bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong những năm qua gia tăng đáng kể. Năm 2003, số bệnh nhân được điều trị là 2.480, đến năm 2007 con số này đã tăng lên 7.301. Trong số đó, có đến 65% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nhưng không nhận thức được tình trạng bệnh của mình, khiến cho bệnh ngày càng trở nên nguy hiểm và gây tốn kém hơn.

Các chuyên gia cho biết có 3 loại tiểu đường chính đó là:

- Tiểu đường tuýp 1: Thường xuất hiện ở trẻ em do cơ thể không thể sản xuất Insulin.

- Tiểu đường tuýp 2: Là loại tiểu đường thường gặp nhất thường liên quan đến bệnh béo phì. Những người thừa cân rất hay mắc loại tiểu đường tuýp 2 này.

- Tiểu đường thai kỳ: Xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và kết thúc sau khi sinh con.

Cả ba loại trên đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, do đó để làm giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra, bạn nên chú ý đi thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kì, nhất là với những người thừa cân, béo phì và phụ nữ đang mang thai.

Cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà

Cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà

- Người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hay bị tỉnh giấc lúc nửa đêm

- Tiểu nhiều, dẫn đến khát nước nhiều.

- Nhanh đói, do glucose đọng lại trong các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi được thức ăn thành năng lượng, điều đó khiến bạn luôn có cảm giác đói.

- Sút cân đột ngột mà không rõ lý do.

- Các vết thương lâu lành. Đặc biệt nếu không may bị nhiễm trùng, xước, thâm tím, nếu thấy vết thương lâu lành hơn bình thường rất có thể đó là dấu hiệu bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác trong cơ thể dẫn đến các vết thườn khó lành.

- Mắc các bệnh về da, da có cảm giác ngứa, bị khô hoặc tuần hoàn kém.

- Mắt mờ dần.

- Nhiễm nấm ở vùng kín do tiểu đường khiến cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida.

- Dễ bị các bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh do hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

- Ngứa ran hoặc đau ở bàn tay, bàn chân

Chẩn đoán tiểu đường bằng dịch vụ xét nghiệm tại nhà

Nếu chỉ dựa cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà như trên thì khó có thể chẩn đoán chính xác được bệnh vì có thể nó sẽ gây nhầm lẫn với những bệnh khác nữa. Để có được các triệu chứng rõ ràng, việc đi thử đường máu là phương pháp chẩn đoán bệnh tốt nhất.

Các phương pháp xét nghiệm tại nhà giúp bạn phát hiện bệnh tiểu đường thông qua các loại xét nghiệm sau: Thử đường trong nước tiểu, đo đường huyết bằng máy đo đường huyết và một số xét nghiệm chuyên môn. Qua mức đường huyết thay đổi, bạn có thể biết mình có thuộc nguy cơ mắc bệnh tiểu đườnghay không.

Thử lượng đường trong nước tiểu

Đó là phương pháp đo lượng đường trong nước tiểu để phát hiện lượng đường cao trong máu. Người bệnh được tiến hành xét nghiệm ngay cả khi không có dấu hiệu nghi ngờ bệnh. Thông thường, trong nước tiểu không có chất đường, thận chỉ bài tiết ra chất đường trong nước tiểu khi trong 24 giờ nếu trước đó lượng đường trong máu cao hơn 180mg.

Như thế, nhiều người bị bệnh tiểu đường vẫn không có đường trong nước tiểu nếu đường huyết tăng cao nhưng dưới 160mg. Thử đường trong nước tiểu tuy là phương pháp đơn giản, tiện lợi cho người bệnh nhưng không chính xác để định bệnh và không trung thực để theo dõi bệnh, ngoại trừ giá trị báo động cho người đã bị bệnh là đường huyết đã tăng cao, nếu như người bệnh không có phương tiện xét nghiệm nào khác.

Đo đường huyết

Đo đường huyết là phương pháp chính xác để phát hiện bệnh tiểu đường. Chỉ số bình thường của đường huyết dao động trong khoảng 80 – 110 mg. Nếu lượng đường trong máu cao hơn 120mg thì được gọi là đường máu cao.

Tuy nhiên khi tiến hành các xét nghiệm cũng cần hết sức lưu ý, lượng đường trong máu lúc sáng sớm có thể tăng cao hơn bình thường. Do đó bạn không nên tiến hành xét nghiệm vào buổi sáng vì có thể gây nhầm lẫn trong quá trình chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm HbA1C

Bên cạnh 2 xét nghiệm trên thì xét nghiệm đặc hiệu như HbA1C được xem là phương pháp có độ chính xác cao hơn hẳn. Hb là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, giúp vận chuyển oxy trong máu. Chất này sẽ kết hợp tự nhiên với đường glucose một cách bền vững, gọi là HbA1c. HbA1c đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. Khi tiến hành xét nghiệm HbA1c, kết quả được tính theo tỷ lệ % hemoglobin của máu qua đó các bác sỹ sẽ đánh giá lượng đường huyết của bạn trong thời gian qua. Mức đường máu HbA1c được tính như sau:

- Chấp nhận được 6,6 – 8%

- Xấu > 8%

- Người bình thường HbA1c = 4 – 6%

Nếu 2 lần xét nghiệm liên tiếp mà HbA1c > 8% cần phải thay đổi cách thức điều trị. Ý nghĩa của việc giảm HbA1c: Chỉ cần giảm 1% (ví dụ từ 8 xuống 7%) sẽ làm giảm được 35% nguy cơ bị biến chứng dobệnh tiểu đường.

Cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà

Lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà của Xander

Khi thực hiện xét nghiệm tại Xander, các mẫu sẽ được xử lý 100% tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội và bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương,

Xét nghiệm tại nhà - Xander luôn cam kết

- Minh bạch tuyệt đối

Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

- Chuyên môn hàng đầu

Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Trang thiết bị hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.

- Dịch vụ tiện lợi

Xander cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn 5h chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả bản mềm được trả qua email/số điện thoại sau 5h và bản cứng được trả tới địa chỉ nhà bạn sau 24h, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.

Cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà

Chi phí hoàn toàn minh bạch

Giá gói xét nghiệm chẩn đoán tiểu đườngcủa Xander được cập nhật ở bảng phía cuối bài viết

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với số điện thoại (024) 73049779 / 0899.190.199 (6h-22h)

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ Hai - Chủ Nhật: 06:30 - 20:00

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!