Các bậc phụ huynh thường đau đầu trong việc cung cấp làm sao để bé có thể phát triển với đầy đủ chất dinh dưỡng nhất. Đây là một vấn đề khá khó khăn mà bố mẹ gặp phải khi nuôi con, đặc biệt là trẻ sắp đến độ tuổi đi học mẫu giáo. Và hầu hết chúng ta đều không biết cách tính calo cho trẻ em như thế nào, vì thế mà tình trạng trẻ đến trường nhưng không được cung cấp đầy đủ năng lượng diễn ra rất nhiều.
Tiêu chí để tính tính calo cho trẻ em mầm non
Cách tính calo cho trẻ em gặp nhiều khó khăn, khi bé thích ăn loại thực phẩm đó với việc mẹ có nên cho bé ăn quá nhiều theo ý bé hay không là những vấn đề hằng ngày mà cha mẹ nào cũng gặp phải. Con thích ăn thịt, cá nhưng con lại chán ghét ăn rau, do vậy con thiếu chất xơ và thừa dần chất đạm. Điều này về lâu về dài hoàn toàn không tốt cho con, bởi rau xanh cung cấp rất nhiều dưỡng chất, và bất kỳ một thành phần nào cũng có một chức năng, nhiệm vụ riêng của nó.
Vì vậy tiêu chí để tính được lượng calo ở trẻ là cần phải có lượng dinh dưỡng đầy đủ, cân đối giữa các chất. Bố mẹ phải phân chia từng bữa ăn của bé một cách khoa học và đầy đủ dưỡng chất nhất. Đảm bảo bé không bị chông chênh giữa các chất, thì bé mới có thể phát triển khỏe mạnh được và đảm bảo cách tính calo cho trẻ em đúng chuẩn.
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, thì lượng calo đầy đủ cho một đứa trẻ phải đủ các yếu tố đi kèm như đủ số lượng, đủ chất lượng, đủ các dưỡng chất cần thiết và các chất dinh dưỡng đó phải có một tỷ lệ phù hợp, lý tưởng nhất, để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho trẻ.
Cách tính calo cho trẻ em mầm non
Các mẹ có thể tham khảo cách tính calo cho trẻ em mầm non được bác sĩ Ninh Thị Ứng – bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ như sau:
1. Về năng lượng hằng ngày của bé
Các chất cung cấp năng lượng hằng ngày cho bé các mẹ có thể dễ dàng tìm thấy như cơm trắng, bột mỳ, đường, mật ong... Trung bình 1 ngày bé cần cung cấp 10 - 15gram/kg/ngày bột đường, 1 gram bằng 4Kcal. Vo81i chất béo thì 1 gram cho 9 Kcal và chất đạm là 1 gram cho 4 Kcal.
Trẻ dưới 1 tuổi thì cần cung cấp 100 - 200 Kcal/Kg/ngày, với trẻ mầm non lớn từ 2 – 3 tuổi thì cách tính là 1000 Kcal + 100 x tuổi. Tùy vào độ tuổi của bé mà phụ huynh phải bổ sung cho bé đủ đầy đủ.
2. Về Protein hằng ngày của bé
Protein hay còn gọi là chất đạm, loại dinh dưỡng này được tiết ra nhiều trong các loại hải sản, tôm, cua, cá, trứng, sữa, tôm... Đồng thời protein còn chứa nhiều trong các loại đậu như đậu nành là phổ biến. Khi trẻ đi mẫu giáo phần lớn trẻ đã ngưng ti mẹ và ti sữa ngoài hoàn toàn, do vậy mẹ cần phải bổ sung đầy đủ chất đạm cho bé để đảm bảo dinh dưỡng phát triển cho con.
Chất đạm có vai trò quan trong trong việc phát triển trí não, kích thích các dây thần kinh, đồng thời hoàn thiện các tế bà thần kinh một cách tốt nhất. Đối với những loại dinh dưỡng này, các bậc phụ huynh dựa vào cân nặng của bé và cung cấp cho bé trung bình 2 – 3 gram protein/kg cân nặng/ngày. Cách tính calo cho trẻ em với nhu cầu protein = trọng lượng cơ thể x 3.
Ví dụ như 100 gram thịt lợn nạc cung cấp trung bình 20 gram protein; thịt bò 100 gram cho 26 gram protein. Và trong 100 ml sữa mẹ có khoảng 61 Kcal , 1,5 gram protein, 88,3 gram nước, 3 gram lipid, 7 gram glucid. Và để cung cấp lượng protein cho bé 5 tuổi, có số cân nặng là 19kg. Thì mẹ có thể tính bằng cách lấy trọng lượng cơ thể x 3 tức là: 19 x 3 = 57gram protein.
3. Chất béo
Trẻ em cần cung cấp chất béo, vì đây là một thành phần dinh dưỡng giúp ích cho sự phát triển đầy đủ của bé. Tuy nhiên, nó chỉ được sử dụng với lượng vừa đủ mà ba mẹ có thể kiểm soát được cân nặng của con mình.
Chất béo có nhiều trong những thực phẩm, trái cây như bơ, lạc, vừng, dầu thực vật, sữa chứa axit béo. Về cách tính calo cho trẻ em mầm non từ 1 đến 3 tuổi đối với chất béo thì nó cũng tương tự như khi tính với các protein ở bên trên. Khi trẻ trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, thì cần cung cấp 1,5 - 2 gram chất béo/kg cân nặng/ngày.
Bên cạnh các nhóm chất như chất đạm và chất béo, thì trẻ cũng cần được bổ sung nhiều các chất khác như đường, tinh bột, các loại khoáng chất, vitamin, đặc biệt đó là nước. Trẻ em và ngay cả người lớn, đều cần được cung cấp đầy đủ lượng nước mỗi ngày. Khi trẻ ở độ tuổi đi học, các mẹ nên cung cấp cho bé 50ml nước một lần uống và trung bình là 2 đến 3 lần trong một ngày. Lượng nước này có thể là canh, nước lọc, nước ép hoa quả hoặc sữa tươi không đường...
Công thức tính chỉ số calo BMR
Tính calo nạp vào cơ thể bằng cách nào?
Ăn trứng vịt lộn sau sinh có ảnh hưởng như thế nào?
Chế độ ăn cho mẹ bầu mang thai đôi
Đốt calo và giảm mỡ thừa chỉ với một hành động đơn giản
Những điều bố mẹ cần biết để giúp con thích đi học mẫu giáo
Hiện nay để có thể sử dụng cách tính calo chuẩn xác nhất cho trẻ mầm non, tại một số trường học có ứng dụng công nghệ thông tin dùng phần mềm để tính toán. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh muốn chăm sóc và theo dõi toàn diện hơn cho con em. Thì có thể dùng công thức tính BMR, đây là phương pháp tính calo theo độ tuổi được rất nhiều người áp dụng:
- Với bé gái, có thể sử dụng công thức tính: 655 + (9.6 x cân nặng kg) + (1.8 x chiều cao cm) – (4.7 x tuổi)
- Với bé trai, cũng tính tương tự: 66 + (13.7 x cân nặng kg) + (5 x chiều cao cm) – (6.8 x tuổi)
Sau đó đem kết quả này, dựa vào mức độ hoạt động của trẻ và cho ra kết quả calo cần thiết:
- Nếu bé nhà bạn ít hoặc không có các hoạt động nào trong 1 ngày mà chỉ đến trường học và về nhà thì lượng calo = BMR x 1.2
- Nếu bé nhà bạn có tham gia các hoạt động, làm hao tốn nhiều sức lực thì lượng calo = BMR x 1.375
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!