Mang thai là một hành trình tuyệt vời nhưng đồng hành cùng điều đó là muôn vàn khó khăn mẹ bầu phải chịu đựng. Những thử thách này đôi khi sẽ làm chị em bị căng thẳng dẫn đến stress nếu không biết cách kiểm soát tốt. Vậy cách xả stress cho mẹ bầu thai kì giai đoạn cuối như thế nào?
Nguyên nhân dẫn đến stess ở bà bầu
Nguyên nhân gây stress trong quá trình mang thai có thể là sự lo lắng về sức khỏe của bé, tình trạng bản thân, hay công việc sau sinh... Cũng có thể là công việc quá tải, tài chính chưa thực sự đủ...
Những biểu hiện như:
- Khó ngủ ở giai đoạn mới mang thai.
- Đau đầu nhẹ.
- Thay đổi cảm giác thèm ăn và triệu chứng khó tiêu ở cuối thai kỳ.
Những đợt stress kéo dài sẽ sản sinh ra nhiều hormone ở người mẹ. Lượng hormone này ở mức vừa phải thì tốt. Không nên để stress dài sẽ dẫn đến dư thừa hormone, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ ngay khi còn trong bào thai, làm giảm chất lượng cuộc sống, gây sinh non hoặc sẩy thai...
Dấu hiệu cho thấy bà bầu bị stress
Dấu hiệu về cảm xúc
Thai phụ luôn cảm thấy buồn bã hoặc bứt rứt, đứng ngồi không yên, tâm trạng căng thẳng và dễ trở nên cáu gắt. Ngoài ra, phụ nữ mang thai tâm tính cũng trở nên bất thường hơn, dễ kích động và thiếu kiên nhẫn, cảm giác mặc cảm với bản thân hoặc cô đơn tràn ngập.
Dấu hiệu về thể chất
Biểu hiện thường thấy là nhức đầu, mất ngủ, tức ngực, đau lưng, đau cột sống cổ. Ngoài ra còn có một số biểu hiện thường thấy khác như rối loạn tiêu hóa, táo bón, viêm răng lợi, nổi mụn, chàm ngoài da, dễ cảm cúm và nhiễm trùng...
Dấu hiệu về hành vi
Ăn uống vô độ hoặc chán ăn, hoạt động quá mức, xa lánh mọi người, tìm đến rượu, thuốc lá, ma túy, dễ gây sự. Một số thai phụ khi bị stress cũng có những hành vi như cắn móng tay, đi tới đi lui không yên một chỗ...
Cách xả stress cho mẹ bầu thai kì giai đoạn cuối
Dành thời gian nghỉ ngơi
Việc dành thời gian nghỉ ngơi không chỉ tốt cho bạn mà còn tốt cho cả bé. Vì vậy đừng áy náy nếu mình “chẳng làm gì”. Sẽ thật tốt nếu nói “không” khi bạn không còn năng lượng để làm thêm bất cứ công việc vặt nào trong nhà cho dù bạn có rất nhiều thời gian.
Xác định các yếu tố gây stress
Muốn trị bệnh trước tiên phải hiểu rõ nguồn gốc bệnh tật, từ đó mới có thể đưa ra kế hoạch cũng như mục tiêu để đánh bại căng thẳng. Nếu không thể loại bỏ hoàn toàn sự căng thẳng bạn cũng có thể giảm thiểu ảnh hưởng của nó đến cuộc sống cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trong công việc, hãy tìm một nơi để kê cao chân, thư giãn khi ăn trưa và vào buổi tối, hãy cố gắng cắt giảm tối đa các công việc nhà. Hãy để chồng giặt giũ và tạm quên công việc nhà.
Ngoài ra, nếu đã có con thì rất khó có thời gian để nghỉ ngơi vì thế đừng ngại nhờ chồng, bạn hay ông bà trông bé lớn để bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi.
Tập yoga trước sinh
Yoga trong khi mang thai không chỉ giúp cơ thể uyển chuyển mà còn là 1 kỹ thuật thư giãn, giúp quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn. Nếu có cảm giác lo lắng hay trong giai đoạn chuyển dạ, thực hành kỹ thuật thở yoga sẽ rất hữu ích.
Chuẩn bị cho sinh
Bạn có thể lo lắng về chuyển dạ và mình có chịu nổi các cơn đau. Tìm hiểu về kỹ thuật chuyển dạ cũng những tác động của cảm xúc và cơ thể thông qua lớp học tiền sản, sách, tạp chí....
Những thông tin này sẽ giúp bạn tự tin và kiểm soát bản thân tốt hơn. Cũng nên thăm trước phòng sinh ở bệnh viện để tự tin hơn. Đối với 1 số chị em, nỗi sợ sinh mổ lớn hơn cả sinh thường và được gọi là hội chứng “tocophobia” và nó không phổ biến. Nếu có nỗi lo lắng này, hãy trao đổi với bác sĩ. Nghiên cứu cho thấy việc trao đổi sẽ giúp thai phụ có thái độ đúng đắn và có lựa chọn phù hợp nhất.
Dinh dưỡng và luyện tập
Ăn các thực phẩm có tác dụng tính tâm như các loại ngũ cốc nguyên cám (giàu vitamin B) sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng ứng phó với stress nhờ sản xuất hooc-môn serotonin. Bảo đảm chuyện ăn uống trong quá trình mang thai cũng rất quan trọng.
Tập luyện cũng giúp giảm căng thẳng vì thế nên tập luyện đều đặn trước khi có thai và trong khi có thai. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy hỏi bác sĩ ngay.
Bơi lội là cách tập luyện tốt nhất với bà bầu, không chỉ giúp duy trì sức khỏe, tăng sự mềm dẻo của cơ khớp mà còn hạn chế được các chấn thương. Đi bộ cũng là cách tập luyện tốt khi bầu bí và cũng là cách thư giãn hiệu quả.
Tâm sự với những người xung quanh
Tâm lý của gia đình đối với bà bầu luôn có xu hướng bao bọc, chăm sóc và bảo vệ bà bầu. Vậy khi gặp trắc trở hay khó khăn, đừng tự ôm bực vào mình, hãy chia sẻ với những người xung quanh để tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tự chiều bản thân bằng những hoạt động xã hội hay những cuộc hẹn với bạn bè.
Vấn đề tài chính
Nếu có các khoản nợ thì hãy cố gắng tạm gác nó sang một bên nếu không muốn làm ảnh hưởng đến bé. Hãy ghi ra danh sách những thứ bạn cần và quyết định cái nào sẽ mua, cái nào sẽ mượn hay xin mọi người; không mua những thứ không cần thiết, đặc biệt những thứ chỉ dùng trong 1 khoảng thời gian rất ngắn.
Thư giãn và liệu pháp bổ sung
Mát-xa trong khi mang thai là cách giảm stress rất thú vị. Nếu dùng dầu thơm hay tinh dầu, thì lưu ý về tính an toàn của nó với thai phụ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.
Thư giãn là cách xả stress khi mang thai hiệu quả cho bà bầu
Tinh dầu an toàn dùng sau 20 tuần thai gồm tinh dầu oải hương, tinh dầu cam quýt, tinh dầu hoa ylang ylang nhưng cũng nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng. Suy ngẫm và tưởng tượng cũng là một cách hữu ích.
Suy ngẫm là cách thư giãn dựa trên sự tập trung tinh thần và tưởng tượng tích cực là kỹ thuật giảm lo lắng bằng cách tạo ra những hình ảnh êm dịu, dễ chịu. Hãy tìm đọc các cuốn sách dạy kỹ thuật thư giãn và chọn 1 thời điểm nào đó mà không ai quấy rầy rồi thực hiện trong vòng 30 phút.
Chuẩn bị tâm lý
Nếu lo lắng rằng một em bé chào đời sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ với chồng thì hãy chia sẻ điều này với một người mẹ đã sinh con. Họ sẽ giúp bạn giải tỏa và chuẩn bị tâm lý. Nếu lo lắng về tài chính, công việc, các mối quan hệ, thì cũng nên nói với bạn bè, người thân để có được lời khuyên đúng đắn.
Tự giúp mình
Cười là một trong những cách tự thư giãn tốt nhất, vì vậy hãy gặp gỡ bạn bè, đi xem phim hài ngay khi có thể. Đi nghỉ cuối tuần và dành thời gian nghỉ ngơi, trò chuyện cùng chồng.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi
Xét nghiệm tại nhà Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội
và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Tập yoga có giảm cân không?
1
Nguyên nhân dẫn đến sảy thai mẹ nên quan tâm
Mang thai ba tháng đầu đi tiểu nhiều có đáng lo không?
Bật mí một số cách để không bị mụn trứng cá khi dậy thì
Cách cai nghiện khi có thói quen thủ dâm quá đà
Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Làm việc căng thẳng khi mang thai gây ảnh hưởng đến bé
- Vượt qua trầm cảm khi mang thai dễ dàng nhờ những việc sau
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!