Cách xét nghiệm sán như thế nào?

Cần biết - 05/02/2024

Trước thông tin hàng trăm trẻ em ở Bắc Ninh xét nghiệm dương tính với Sán lợn. Liệu con mình có bị mắc sán lợn là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Rất nhiều người, đã chủ động đưa con mình đi đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm

Cách xét nghiệm sán như thế nào?

Hình ảnh sán lợn

Sán lợn là gì?

Theo PGS Trịnh Thị Ngọc, Bệnh viện Medlatec bệnh sán lợn là bệnh gây ra bởi ấu trùng sán dây lợn hay các nang sán. Người mắc bệnh sán lợn thường diễn biến âm thầm, rất ít hoặc không có triệu chứng trong nhiều năm. Tuy nhiên khi đã phát hiện bệnh thường ở giai đoạn rất nặng và ảnh hưởng đến các bộ phận nhiễm Sán lợn: Cơ quan thần kinh, mắt, da.

Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện bệnh khác nhau. Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước bằng hạt đỗ, nằm ở vị trí cơ vân;

Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội.

Nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù lòa.

Trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột.

Nguồn lây bệnh sán lợn

Theo bác sĩ Ngọc đối với bệnh ấu trùng sán lợn, thường do ăn phải thức ăn hoặc uống nước chứa trứng sán lợn; bên cạnh đó là việc ăn các thực phẩm chưa nấu chín, điển hình như: rau sống nguồn lây bệnh chính. Sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày sẽ nở ra ấu trùng, khi đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt…

Đối với bệnh sán trưởng thành: ở ruột, người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo), khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi tại đây phát triển thành sán dây trưởng thành. Bệnh sán dây trưởng thành thường không biểu hiện triệu chứng rõ rệt như gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ.

Ngoài lợn thì chó, mèo đều có thể là vật chủ phụ truyền nhiễm sán lợn.

Có hai phương pháp chẩn đoán bệnh sán lợn có thể thực hiện đó là:

Thứ nhất: Tổng phân tích máu ngoại vi bao gồm kiểm tra số lượng bạch cầu ái toan.

Thứ hai: Xét nghiệm huyết thanh học: (tìm kháng thể kháng sán dây lợn trong máu). Kháng thể IgM có thể phát hiện được sau 2-4 tuần, kháng thể IgG sau 4-5 tuần kể từ thời điểm nhiễm sán dây lợn.

Phòng sán lợn bằng cách phòng ngừa bệnh hiệu quả bằng vệ sinh cá nhân và cải thiện điều kiện vệ sinh. Việc phòng ngừa bao gồm: Không ăn rau sống, nấu thịt heo chín kỹ, nhà vệ sinh hợp quy cách và tăng cường khả năng tiếp cận được nguồn nước sạch.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!