Nguồn lây của sán lợn không chỉ có trong thịt mà còn có trong rau, đất, nước...
Tính tới chiều tối ngày 15/3, trong tổng số gần 400 em nhỏ nghi ngờ mắc sán lại tại trường mầm non Trường mầm non Thanh Khương (Bắc Ninh) có tới 57 trường hợp dương tính với sán lợn.
Trao đổi về nguồn lây nhiễm sán lợn BS Nguyễn Quang Thiều, Phó viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết sán lợn có hai loại: ấu trùng sán lợn và sán trưởng thành.
Cả ấu trùng sán lợn và sán lợn đều lây qua con đường ăn uống. Tuy nhiên, sán lợn sẽ bị chết ở nhiệt độ cao khoảng 80 độ C. Cho nên trong trường hợp thịt lợn bị nhiễm sán nếu được nấu chín sán đã chết thì không còn nguy cơ nhiễm sán.
'Vậy con người chỉ bị nhiễm sán lợn khi ăn phải trứng sán hoặc nang sán trưởng thành có trong thịt chưa nấu chín kỹ, thịt sống, rau sống, thịt tái…
Nhiễm ấu trùng sán lợn nguy hiểm nhất loại này rất thích ký sinh ở não. Còn sán trưởng thành đi vào cơ thể sẽ bám vào thành ruột, sau đó đứt thành đốt và đi ra ngoài cơ thể qua phân', BS Thiều cho biết.
BS Nguyễn Quang Thiều, sán lợn sẽ chết ở nhiệt độ cao, cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là ăn chín, uống sôi.
GS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung cũng cho biết, ký sinh trùng gây bệnh sán dây lợn nằm trong đất, nước, thực phẩm chưa được nấu chín, trẻ nhiễm từ bao giờ thì không ai biết.
Nguy cơ nhiễm sán phụ thuộc vào tập quán ăn uống, môi sinh ở khu vực các trẻ sinh sống.
Cho nên cách phòng bệnh sán lợn, hữu hiệu nhất đó thực hiện ăn chín, uống sôi; quản lý phân nước giác; không để lợn thả rông…
Điều trị sán có dễ?
Theo bác sĩ Thiều phát hiện nhiễm sán lợn hoàn toàn có thể điều trị khỏi được. Việc điều trị sán nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào từng cơ địa. Đối với người trưởng thành thì điều trị sán lợn sẽ nhanh hơn. Nhiễm ấu trùng sán thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 đợt, mỗi đợt 21 ngày.
Trẻ nhỏ nếu nhiễm sán lợn cũng không nên quá lo lắng, cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm.
Còn theo GS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương phác đồ điều trị sán trưởng thành chỉ 1 ngày, còn tiêu diệt hết chứng trong ruột phải mất 2 tuần.
Nhiễm sán lợn không phải là bệnh cấp tính và hoàn toàn có thể khỏi được. Triệu chứng khi bị nhiễm sán về lâm sàng người mắc thường có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, đi ngoài có đốt xám(của sán trưởng thành).
Nhiễm loại sán lợn nào sẽ nguy hiểm?
Sán lợn có hai loại: ấu trùng sán và sán trưởng thành
Nếu nhiễm ấu trùng sán bệnh nhân còn có biểu hiện co giật, động kinh… Ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim. Trẻ nhỏ bị ấu trùng sán lợn tấn công lên não sẽ gây ảnh hưởng đến việc học tập như giảm chú ý, mất tập trung, co giật.
Nhiễm sán trưởng thành, bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ, dần dần thấy yếu mệt, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu suy dinh dưỡng, thiếu máu.
Người bị bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt do những đốt sán tự rụng ra ngoài ống tiêu hóa bất cứ lúc nào. Sán có thể gây tắc hoặc bán tắc ruột
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!