Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị Rubella?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Đối với trẻ nhỏ khi mà hệ miễn dịch của bé còn khá yếu thì việc các bậc phụ huynh cần làm là phải chăm sóc cho trẻ cũng như chú ý đến những dấu hiệu phát bệnh của trẻ. Rubella không còn là bệnh quá xa lạ đối với trẻ nhỏ nhưng không phải bà mẹ nào cũng hiểu rõ được các triệu chứng cũng như cách chăm sóc khi trẻ bị mắc bệnh.

Đối với trẻ nhỏ khi mà hệ miễn dịch của bé còn khá yếu thì việc các bậc phụ huynh cần làm là phải chăm sóc cho trẻ cũng như chú ý đến những dấu hiệu phát bệnh của trẻ. Rubella không còn là bệnh quá xa lạ đối với trẻ nhỏ nhưng không phải bà mẹ nào cũng hiểu rõ được các triệu chứng cũng như cách chăm sóc khi trẻ bị mắc bệnh.

Bệnh Rubella là bệnh gì?

Theo các bác sĩ thì Rubella là một bệnh sốt phát ban do virus Rubella gây ra, rất dễ lây lan, chủ yếu là qua đường hô hấp và người đã nhiễm bệnh cũng chính là nguồn truyền bệnh. Đặc biệt là trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ là nguồn truyền nhiễm rất cao cho người tiếp xúc, vi rút có thể đào thải nhiều tháng sau khi sinh.

Bệnh chủ yếu lây qua dịch tiết ra từ mũi, họng. Virus có thể qua máu của người mẹ nhiễm vào thai nhi. Vì vậy, bệnh rất nguy hiểm cho phụ nữ có thai do có thể gây hội chứng Rubella bẩm sinh cho trẻ.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị Rubella?

Các triệu chứng bệnh Rubella ở trẻ sơ sinh

Giai đoạn ủ bệnh

Đây là giai đoạn trẻ mới tiếp xúc với nguồn bệnh, thường kéo dài khoảng 12-23 ngày. Giai đoạn này, trẻ chưa có biểu hiện bệnh rõ rệt dù đó nhiễm virus Rubella.

Giai đoạn phát bệnh

Một số biểu hiện đặc trưng ở giai đoạn này như sau.

- Trẻ có dấu hiệu sốt kèm theo cơ thể mệt mỏi, nhức đầu hay quấy khóc, đau họng, chảy nhiều nước mũi, dịch trong, đôi khi cũng xuất hiện mắt đỏ.

- Ban bắt đầu nổi từ mặt sau đó phát ban lan rộng ra toàn thân. Khác với bệnh tay chân miệng lũng bàn tay, bàn chân của trẻ không có ban. Ban phát thành từng đốm, dát sần.

- Một số trường hợp trẻ cũng bị nổi hạch sau tai, khớp tay khớp chân bị đau.

- Những trẻ nhỏ thường có biểu hiện bệnh nặng hơn trẻ lớn.

Giai đoạn khỏi bệnh

Bệnh phát và kéo dài khoảng 2-4 ngày rồi sau đó tự khỏi. Một số triệu chứng như đau khớp, mệt mỏi có thể kéo dài hơn do cơ thể chưa thực sự hồi phục. Nhìn chung bệnh Rubella là một bệnh không nguy hiểm, sau khi mắc bệnh Rubella lần đầu trẻ sẽ không mắc trở lại và có khả năng miễn dịch suốt đời.

Khi trẻ có những dầu hiệu khởi phát bệnh, ba mẹ cần nhanh chóng phát hiện và điều trị các triệu chứng của bệnh. Khi bệnh trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc và bỏ ăn, bỏ bú dẫn đến sụt cân, giảm sức đề kháng. Diễn biến bệnh kéo dài bất thường có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất khi phát hiện những bất thường ở trẻ ba mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Cách chăm sóc khi trẻ bị Rubella

Khác với những loại bệnh khác có thể điều trị bằng kháng sinh thì bệnh Rubella vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Rubella ngoài biện pháp phòng bệnh duy nhất là tiêm chủng. Loại vacxin đang sử dụng hiện nay là vacxin phối hợp ngừa 3 bệnh: Sởi, Quai bị, Rubella. Cũng theo đó thì lịch tiêm chủng thường được áp dụng tiêm ngừa cho trẻ 12 - 15 tháng tuổi và lặp lại lúc 4 - 6 tuổi.

Ngoài cách, khi trẻ bị Rubella các mẹ cũng cần phải lưu ý, nên chăm sóc trẻ bằng một trong những cách như sau:

- Nên vệ sinh thân thể cho trẻ, không nên kiêng gió, kiêng nước quá kỹ lưỡng, cần chống viêm nhiễm, nhiễm trùng.

- Nên cho trẻ uống nhiều nước. Ngoài ra, các mẹ có thể cho trẻ uống vitamin C hoặc nước cam, chanh... giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng.

- Nếu trẻ vẫn đang sốt cao thì các mẹ có thể hạ sốt bằng cách chườm khăn mát hoặc cho uống thuốc hạ sốt (nếu cần).

- Tuy nhiên trong trường hợp bội nhiễm hay có dấu hiệu sốt cao, co giật cần sớm đưa vào bệnh viện để kịp thời điều trị và cần phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị Rubella?

Làm sao để phòng ngừa bệnh Rubella ở trẻ?

Để phòng ngừa , ba mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm ngừa Rubella. Ngay cả người lớn, đặc biệt là phụ nữ có kế hoạch có con cũng cần phải tiêm phòng bệnh và chú ý tránh thai 1 tháng trước khi tiêm chủng và cả sau khi tiêm chủng 2 tháng để đảm bảo an toàn.

Khi trẻ mắc bệnh Rubella cần được cách ly để tránh lây lan cho những bạn khác, chú ý giữ vệ sinh các vật dụng cá nhân cả ở trường và ở nhà để hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh trong môi trường.

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Hy vọng những thông tin về bệnh Rubella ở trẻ sơ sinh sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ bé tốt hơn.

Xem thêm:

  • Rubella có lây qua sữa mẹ không?
  • Cách phòng bệnh sởi rubella an toàn bạn cần biết

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!