Hiện tượng ngạt nước xuất hiện khi nước tràn vào phổi quá nhiều. Trẻ em có thể bị ngạt nước ở bồn tắm, hồ nước hay bể bơi. Những người mắc triệu chứng rối loạn co giật cũng có nguy cơ ngạt nước cao. Hiện tượng này diễn ra rất nhanh chỉ trong tích tắc.
Dấu hiệu và triệu chứng của ngạt nước là gì?
Nạn nhân thường không giẫy đạp trong nước. Thay vào đó, hiện tượng ngạt nước diễn ra rất im lặng và nạn nhân thường rơi vào tình trạng hôn mê hay bất động nổi trên mặt nước, hoặc chìm dưới nước.
Nạn nhân ngạt nước thường nổi bồng bềnh, đầu nghiêng về phía mặt nước và miệng “há hốc”. Điều này cho thấy người ngạt nước đã cố gắng vươn lên trên mặt nước khi bị ngạt. Nạn nhân nỗ lực hít thở thật nhiều nhưng hơi thở thường không đủ sâu. Ngoài ra, mắt họ cũng sẽ thường mở to và trong tình trạng hoảng loạn. Khi bị ngạt, nạn nhân sẽ cố gắng bơi lên trên mặt nước nhưng động tác rất yếu và thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân.
Bạn phải làm gì trước tiên?
Hô hấp nhân tạo bằng miệng càng sớm càng tốt. Cần phải sơ cứu nhanh chóng ở trên thuyền, trên phao cứu hộ, hay ngay lúc người cứu hộ lên tới bờ nước cạn. Đồng thời cần hô hấp liên tục cho nạn nhân cho đến khi được đưa đến trạm xá, vì trẻ đã phải chịu ngạt lâu dưới nước, nhất là trong nước lạnh.
Chấn thương cổ
Nếu có bất cứ dấu hiệu nào về chấn thương cổ (ví dụ như tai nạn lặn), hãy bảo vệ cổ khỏi những tác động làm cong hay xoắn cổ. Nếu trẻ ở trong nước, hãy đưa trẻ lên khỏi mặt nước và đặt một tấm đỡ cột sống phía sau cổ hoặc cần có người đỡ phần đầu và lưng của trẻ trong lúc đưa trẻ lên bờ .
Nôn mửa
Hiện tượng nôn mửa xuất hiện do bụng bị sình lên khi ngạt nước. Nếu có xảy ra tình trạng nôn mửa, hãy đỡ trẻ nằm nghiêng, hay để trẻ cúi đầu xuống để ngăn nước khỏi tràn vào phổi. Phổi có khả năng đẩy nước ra ngoài nhờ sự co thắt của các dây thanh âm (ho). Tránh gây áp lực vào phần bụng trong lúc hồi sức vì có thể dẫn đến nôn mửa.
Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu:
Hãy đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi 115 ngay lập tức nếu bạn hoặc con bạn bị ngạt nước, cho dù bé đã có thể hồi tỉnh sau khi thực hiện sơ cứu.
Làm thế nào để tránh tình trạng ngạt nước?
Dưới đây là vài cách phòng ngạt nước:
- Tuyệt đối không để trẻ dưới 3 tuổi chơi một mình trong bồn tắm hay hồ bơi. Trẻ sơ sinh có thể bị ngạt ở mực nước sâu 4cm.
- Không cho trẻ sơ sinh chơi gần thùng nước quá 5 lít. Nếu trẻ với tới và nhìn vào trong, chúng có thể té và bị ngạt nước do những thùng nước to này không dễ ngã.
- Không bao giờ để trẻ bơi một mình ở hồ bơi mà không có sự giám sát. (Trẻ em thường ngạt nước ở hồ bơi sân sau nhà hơn là ở biển hay hồ bơi công cộng).
- Cần đặc biệt chú ý khi trẻ ở gần bồn tắm nóng. Nguy cơ bị ngạt cũng có thể bao gồm cả việc mắc kẹt ở trong lỗ thông hơi và ngạt khí (chứ không chỉ do ngạt nước).
- Hãy đảm bảo rằng hồ bơi nhà hàng xóm được hàng rào che chắn kỹ lưỡng và cửa ra vào luôn được khoá cẩn thận.
- Sắp xếp những buổi dạy bơi cho trẻ dưới 8 tuổi (trẻ thường sẵn sàng học bơi khi lên 4 tuổi).
- Cảnh báo trẻ ở mọi lứa tuổi phải kiểm tra độ sâu của nước trước khi xuống hồ.
- Cảnh báo trẻ về việc nín thở khi ngụp lặn. Hành động này có thể dẫn tới việc ngất xỉu ở dưới nước.
- Dù là người bơi giỏi cũng không nên bơi một mình. Hãy rủ thêm một người bạn bơi cùng.
Bạn cũng có thể tham khảo: Hãy cho bé một mùa hè an toàn bằng các bí quyết này
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!