Chị Thùy Liên - bà mẹ có hai con ở Hà Nội - chia sẻ cảm nhận sau khi xem bộ ảnh 'Nếu con không thể làm bố mẹ tự hào' đang lan truyền trên mạng xã hội.
Khi yêu thương trở thành áp lực
Trở về từ Asiad với thành tích một trong bốn đội mạnh nhất, tuyển Olympic Việt Nam được người hâm mộ đón chào nhiệt liệt. Hình ảnh những dòng người đi đón đoàn quân của HLV Park Hang-seo và sắc đỏ nhuộm kín sân Mỹ Đình hôm mừng công khiến nhiều người cảm động.
Dù không nói ra, những lời động viên, cổ vũ và tình cảm của người hâm mộ vẫn tồn tại sự kỳ vọng, tạo nên áp lực vô hình cho HLV lẫn cầu thủ. Không ai bảo ai, mỗi cá nhân đều tự đặt gánh nặng phải có thành tích trong các giải sau nhằm đáp lại tình cảm của CĐV.
Không có huy chương và cúp vô địch, các chàng trai Việt Nam vẫn khiến người hâm mộ tự hào.
Tâm trạng của các cầu thủ cũng giống với nỗi niềm của những cô bé, cậu bé trong bộ ảnh “Nếu con không thể làm bố mẹ tự hào...” đang gây chú ý trên mạng vài ngày qua. Qua bộ ảnh, tôi nhận thấy áp lực thành tích vô hình cũng đang đè nặng trên vai bé. Để rồi muốn đổi lấy yêu thương từ ba mẹ, con trẻ phải gồng mình trên đường đua tranh hạng nhất, tranh ngôi vô địch.
Thông điệp tương đồng, lại cùng thời điểm của câu chuyện bóng đá và học tập khiến nhiều người tự hỏi: “Liệu bố mẹ có thể hiện tình yêu sai cách?”, “bố mẹ có thể chấp nhận con không có cúp vô địch giống cách người hâm mộ đón U23 Việt Nam lẫn tuyển Olympic sau trở về từ U23 châu Á và Asiad 2018?”.
'Giải vô địch có đổi được yêu thương?' là câu hỏi khiến nhiều người trăn trở.
Kỳ vọng của ba mẹ hay mong muốn của con trẻ?
Thời đại thay đổi, mức độ cạnh tranh tương lai ngày càng cao vô tình đẩy các bậc phụ huynh chạy đua theo thành tích, từ đó thúc con phát triển vượt trội. Những đứa trẻ của thế hệ hôm nay phải vùi đầu vào sách vở, luyện tập không ngơi nghỉ từ sáng đến tối để sẵn sàng “ứng chiến” với các cuộc thi, giải đấu nhằm chạm tay vào hạng nhất hay vô địch. Thế nhưng, đã bao giờ bố mẹ tự hỏi liệu con có thấy vui và đấy có phải là điều con thực sự khao khát, hay chỉ là áp lực vô hình được tạo nên từ một xã hội chạy theo thành tích?'
Sự cố gắng, những giọt mồ hôi trên sân cỏ của đội tuyển Olypmpic Việt Nam khiến chúng ta nhận ra: chiếc cúp vô địch không còn là đích đến cuối cùng, quan trọng hơn là đam mê, tinh thần yêu thể thao và 'ngọn lửa' mà các cầu thủ truyền đến người hâm mộ.
Tương tự, trên hành trình đáp ứng kỳ vọng 'bằng bạn bằng bè' mà bố mẹ đặt ra là sự gồng mình của những đứa trẻ. Liệu bố mẹ có nhận ra những danh hiệu, hạng nhất, hay ngôi vô địch không phải là tất cả. Cái con cần là niềm vui trong hành trình học tập, rèn luyện thể thao, là tuổi thơ hồn nhiên khi được thỏa sức làm điều mình thích.
Thùy Liên
Ra đời tại Thụy Sĩ năm 1904, Ovaltine với hệ dưỡng chất gồm Cholin, Vitamin B12, Canxi và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác giúp trẻ phát triển trí não và thể chất, sẵn sàng năng lượng để “cháy” hết mình cho những điều trẻ thích. Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!