Cha mẹ nên cảnh giác với bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Hen suyễn là một dạng bệnh đường hô hấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và các bậc cha mẹ nên cảnh giác với bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ. Trẻ từ 2 – 10 tuổi đã có thế mắc bệnh này, các biến chứng của bệnh gây ra rất nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Sự hiểu biết về bệnh hen suyễn là điều mà mọi người nên biết để có thể phòng tránh bệnh hiệu quả. Hãy cùng Lily & WeCare đi tìm hiểu về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây.

Hen suyễn là một dạng bệnh đường hô hấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và các bậc cha mẹ nên cảnh giác với bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ. Trẻ từ 2 – 10 tuổi đã có thế mắc bệnh này, các biến chứng của bệnh gây ra rất nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Sự hiểu biết về bệnh hen suyễn là điều mà mọi người nên biết để có thể phòng tránh bệnh hiệu quả. Hãy cùng Lily & WeCaređi tìm hiểu về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây.

Cha mẹ nên cảnh giác với bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ

Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ và dấu hiệu nhận biết

Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ còn được gọi là bệnh hen phế quản. Đây là một bệnh mạn tính của đường hô hấp và được mô tả bằng 2 hoạt động chính của cơ thể bao gồm sự co thắt phế quản và sự tiết dịch chất nhầy niêm mạc phế quản. Hai yếu tố này làm cản trở sự lưu thông của không khí bên trong và ngoài cơ thể nên khiến trẻ trở nên khó thở.

Trẻ em là đối tượng thường gặp nhất của bệnh hen suyễn. Bệnh khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn và gây nhiều ảnh hưởng khá tiêu cực tới cuộc sống hàng ngày của trẻ nhỏ. Bệnh hen suyễn lại khá khó nhận dạng vì các dấu hiệu của bệnh dễ gây lầm tưởng tới một số căn bệnh hô hấp khác, vì đó mà khiến cha mẹ cho trẻ dùng sai thuốc điều trị, điều này rất nguy hiểm.

Cha mẹ nên cảnh giác với bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ

Vì vậy, mọi người nên nhận dạng được một số dấu hiệu cảnh báo của bệnh ở trẻ nhỏ như sau:

- Ho dai dẳng và mức độ ho tăng dần vào ban đêm. Cơn ho có thể dẫn tới nôn mửa.

- Tình trạng thở không đều, thở khò khè và trẻ có biểu hiện đang gắng sức để thở.

- Có cảm giác trẻ đang bị nặng ngực.

- Xuất hiện các cơn hen tùy theo mức độ tăng dần (từ 1 tới 4) bao gồm: hen ngắt quãng – hen dai dẳng nhẹ - hen dai dẳng trung bình – hen dai dẳng nặng đi kèm với mức độ ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh hoạt của trẻ tăng dần.

Một số điều lưu ý mà các bậc cha mẹ nên cảnh giác với bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ

- Bệnh không làm cho trẻ bị sốt và không có khả năng lây nhiễm cho người khác.

- Bệnh có thể được chữa khỏi nhưng khó dứt điểm, có thể tái phát nhiều lần.

- Trẻ em bị mắc bệnh hen suyễn đều tự khỏi khi trưởng thành. Tuy nhiên, có một số trường hợp gặp biến chứng nhiễm siêu vi đường hô hấp nên có khả năng bệnh hen suyễn sẽ đi theo cả đời.

Cho đến hiện nay thì dù y khoa có phát triển vượt bậc nhưng vẫn chưa thể xác định hết được tất cả các nguyên nhân gây nên bệnh. Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ chủ yếu là do virus gây ra. Những yếu tố khác có thể được kể đến như lông thú, khói than, khói thuốc lá, đồ vật nấm – mốc... và một phần liên quan đến tính di truyền trong gia đình.

Cha mẹ nên cảnh giác với bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ

Phương pháp phòng tránh và chữa trị bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ

Khi phát hiện trẻ đã bị mắc bệnh hen suyễn, các bậc làm cha làm mẹ cần phải có phương pháp phòng tránh và điều trị cho trẻ ngay tức thì. Điển hình là cần áp dụng những điều như sau:

- Cách ly bé với những yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen như vật nuôi, khói thuốc lá, các chất nặng mùi... Đồng thời hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm có mùi tang, có chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản.

- Đảm bảo nơi trẻ ngủ cần sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo.

- Khi thấy trẻ quấy khóc đi kèm với hiện tượng ho dữ dội, gia đình cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

- Khi phát hiện trẻ lên cơn hen cấp tính thì cha mẹ nên đưa trẻ ra chỗ thoáng khí, cho trẻ uống nước để làm loãng đờm.

- Nếu trẻ có biểu hiện thường xuyên lên những cơn hen nhẹ thì cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc xịt hoặc dạng hít để có thể làm thông đường thở cho trẻ. Trường hợp này cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Cha mẹ nên cảnh giác với bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ

- Tuyệt đối không làm theo bất cứ những mách bảo nào của người xung quanh khi không biết rõ về bệnh hen suyễn. Và đặc biệt là tránh tự mua thuốc để điều trị cho trẻ, như đã nói ở trên thì điều này còn gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của trẻ.

- Khi trẻ đang lên cơn hen suyễn thì tuyệt đối không cho trẻ đi tắm. Đồng thời cũng không cho bé đi chơi ở những nơi có gió lùa mạnh để tránh trẻ bị cảm lạnh đột ngột.

- Việc động viên trẻ, an ủi tình cảm với trẻ là liều thuốc tinh thần tuyệt vời mà các bậc cha mẹ tuyệt đối không được quên. Luôn nhớ không được cáu giận, quát nạt và tỏ thái độ khó chịu khiến trẻ buồn, lo lắng và chán nản.

Trên đây là toàn bộ những điều mà các bậc cha mẹ nên cảnh giác với bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ. Hãy nhớ những dấu hiệu, triệu chứng và cả những biện pháp phòng ngừa, chữa trị bệnh hen suyễn ở trẻ. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!