Trẻ em trong bụng mẹ nhận chất dinh dưỡng và oxy qua nhau thai. Nhau thai là phần cơ quan đính trên thành tử cung của người mẹ. Nhau thai được kết nối với bé bằng dây rốn, dây rốn lại gắn vào em bé thông qua một lỗ ở bụng bé. Sau khi được sinh ra, dây rốn được kẹp lại và cắt sát phần cơ thể của bé, để lại một phần gốc cuống rốn gắn vào rốn của bé.
Sau khi dây rốn của trẻ sơ sinh được cắt bỏ, tất cả những gì còn lại chỉ là cái cuống rốn nhỏ. Ở hầu hết các trường hợp, cuống rốn sẽ tự khô và rụng đi sau khi sinh trong vòng từ 1 – 3 tuần. Trong thời gian này, bạn cần giữ cho vùng này được sạch sẽ và khô thoáng nhất có thể. Sẽ tốt hơn nếu bạn tắm bột cho trẻ thay vì tắm ngập nước cho đến khi cuống rốn tự rụng và lỗ rốn của bé bắt đầu lành lại.
Làm thế nào để chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh?
Thông thường, bạn sẽ được hướng dẫn vệ sinh cuống rốn bằng cồn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy nếu để yên cuống rốn tự nhiên sẽ giúp cho lỗ rốn của bé tự lành nhanh hơn, vì vậy một số bệnh viện sẽ khuyên bạn không nên đi ngược với thực tiễn này. Nếu bạn chưa chắc chắn mình phải làm gì, hãy trực tiếp trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chính xác và rõ ràng hơn.
Phơi cuống rốn ở nơi thoáng mát và để nó tự khô chính là cơ sở thúc đẩy quá trình phân tách giữa lỗ rốn và cuống rốn. Để ngăn ngừa khả năng kích ứng và luôn giữ cho vùng rốn khô, đeo tã cho trẻ dưới cuống rốn một khoảng cách vừa đủ, không được chồng lên. Vào những lúc thời tiết ấm áp, chỉ cho trẻ đeo tã và mặc thêm một cái áo thun để giúp không khí lưu thông và đẩy nhanh tiến trình làm khô cuống rốn.
Nếu bạn thấy có một ít máu khô hoặc cặn đọng lại sau khi cuống rốn tự rụng, đừng vội lo lắng. Nhưng nếu lỗ rốn của bé nổi đỏ hoặc có mùi khó chịu, hãy lập tức gọi cho bác sĩ để được tư vấn. Sau khi cuống rốn rụng, nếu bạn thấy một ít máu từ trong lỗ rốn chảy ra, điều này hoàn toàn bình thường. Nhưng trường hợp nếu lỗ rốn vẫn tiếp tục chảy máu, hãy để cho bác sĩ kiểm tra giúp bạn.
Khi nào bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ?
Hiện tượng nhiễm trùng vùng cuống rốn rất hiếm khi xảy ra, nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu:
- Em bé khóc khi bạn chạm vào phần cuống rốn còn lại hay vùng da bên cạnh;
- Vùng da xung quanh gốc cuống rốn có màu đỏ;
- Phần gốc cuống rốn có mùi hôi hoặc chảy nước vàng.
Bạn cũng nên cho bé đi khám bác sĩ nếu gốc cuống rốn chảy máu liên tục vì điều này có thể là một dấu hiệu của rối loạn chảy máu.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!