Virus hợp bào hô hấp RSV (Respiratory Syncytial Virus) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Virus này có khả năng lây lan nhanh. Hiện nay, vẫn chưa có vắc phòng virus này.
Nếu nhiễm RSV, trẻ dưới 2 tuổi có nhiều khả năng mắc bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Còn đối với người lớn tuổi, sau nhiễm virus khoảng 3 – 5 ngày sẽ tự khỏi và ít biến chứng.
Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng thường bùng phát vào mùa mưa ở các tỉnh phía Nam, mùa rét ở các tỉnh phía Bắc. Năm nay, thời tiết thay đổi, khiến bệnh tiến triển sớm hơn các năm khác.
Đa số các trường hợp nhiễm virus này không cần đến cơ sở y tế, bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ sinh non, trẻ mắc các bệnh lý về tim mạch, trẻ mắc bệnh mãn tính nếu nhiễm RSV thường bị nhiều biến chứng nguy hiểm đến tim, phổi, thậm chí tử vong nếu không có can thiệp y tế kịp thời.
Ảnh minh họa
Điều trị khi trẻ bị nhiễm RSV
Hiện nay chưa có vắc xin phòng nhiễm RSV. Vì vậy, phòng bệnh bằng các phương pháp như rửa tay, tránh tiếp xúc với Một người bình thường có khả năng bị nhiễm RSV nhiều lần trong đời.
Khi trẻ bị nhiễm bệnh do virus RSV, biện pháp điều trị chủ yếu là giảm nhẹ các triệu chứng như rửa mũi, long đờm, vỗ rung... Lưu ý không sử dụng kháng sinh vì kháng sinh không có tác dụng đối với chủng virus này. Bệnh sẽ tự khỏi nếu không có biến chứng như nhiễm thêm vi khuẩn, suy hô hấp. Cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám để có phương pháp điều trị thích hợp.
Cách chăm sóc khi trẻ bị nhiễm RSV
- Cung cấp đủ nước cho trẻ. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, ngoài việc cho bé bú mẹ thường xuyên, đảm bảo bổ sung lượng nước bị mất do sốt, tiêu chảy, nôn. Với trẻ hơn 1 tuổi, ngoài uống sữa, nước, bạn có thể bổ sung các loại nước trái cây. Tuy nhiên không cho trẻ uống nước ngọt, nước có ga, vì các đồ uống này chứa nhiều đường, ít năng lượng, thiếu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm: Khi trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp, trẻ cần một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chia thành nhiều bữa nhỏ, không kiêng khem để cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, nhanh khỏi bệnh.
- Nếu trẻ sốt nhẹ, đau họng, cha mẹ hãy áp dụng các phương pháp giảm sốt, giảm đau, giảm các triệu chứng khó chịu. Với các bé dưới 1 tuổi, nếu bé khó thở, hãy bế trẻ ở tư thế đứng để trẻ dễ thở hơn. Nếu sử dụng thuốc điều trị cho trẻ, cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc đúng liều lượng, phù hợp với cân nặng của trẻ, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Nếu trẻ bị viêm tai, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh điều trị cho trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ dùng kháng sinh đủ liều lượng, đủ số ngày theo đơn thuốc được bác sĩ kê để tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn. Nếu dùng kháng sinh không đúng cách, trẻ có thể bị tái nhiễm khuẩn hoặc bị kháng kháng sinh khiến cho việc điều trị lần sau gặp khó khăn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!