Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm phổi ngày càng tăng nhanh và lan rộng. Phần lớn bệnh viêm phổi là do virus gây ra và đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi tại nhàlà một trong những yếu tố quan trọng trong việc trị dứt điểm bệnh.
Đừng hoảng hốt khi thấy trẻ bị viêm phổi, bởi nếu thực hiện theo hướng dẫn dưới đây của Lily & WeCare thì các mẹ sẽ góp một phần không nhỏ vào việc rút ngắn thời gian phục hồi cho con
1. Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi do một số virus hoặc vi khuẩn gây ra. Khi phổi bị viêm chứa đầy chất lỏng, gây ho và khó thở cho bé. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh có thể trở thành mãn tính và tái phát lại nhiều lần mỗi khi thời tiết thay đổi.
Bệnh viêm phổi phổ biến nhất vào mùa đông xuân khi thời tiết lạnh và thường xuyên thay đổi.
2. Những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm phổi
- Thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus trong không khí tồn tại lâu dài, những vi khuẩn này là tác nhân gây nên các bệnh đường hô hấp đặc biệt là bệnh viêm phổi. Khi chúng xâm nhập vào đường hô hấp, bám lên niêm mạc, nhân lên, tiết ra độc tố (vi khuẩn), phá hủy tế bào đường hô hấp và gây bệnh
- Đối với trẻ em khi các vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp (vi khuẩn hoặc virus hoặc kết hợp cả hai), kèm theo sức đề kháng của trẻ còn non yếu chưa đủ sức để chống lại tác nhân gây bệnh tạo điều kiện cho vi sinh vật gây tổn thương niêm mạc, phế quản.
- Khi trẻ không được chăm sóc chu đáo: quần áo mặc phong phanh, thiếu quần áo mặc mùa lạnh hoặc quần áo ướt dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm phổi sẽ rất cao;
- Đối với những trẻ có sức đề kháng như còi xương, suy dinh dưỡng, gặp thời tiết mùa đông lạnh rất dễ mắc bệnh viêm phổi
- Môi trường sống mất vệ sinh, vệ sinh hoàn cảnh kém (bố, mẹ, hoặc trong gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào, nhà ẩm thấp, khói bếp, khói than,...) làm cho nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ càng cao.
3. Phát hiện sớm trẻ sơ sinh bị viêm phổi
Khi bị viêm phổi, phổi của trẻ sẽ mất tính mềm mại và không thể giãn nở dễ dàng khi trẻ hít thở và hậu quả là trẻ sẽ bị thiếu oxy. Vì vậy, trẻ buộc phải thở nhanh để bù đắp lại lượng oxy thiếu hụt này. Theo tổ chức Y tế thế giới, thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi và cũng là triệu chứng rất dễ phát hiện ở mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một phương tiện rất dễ tìm là đồng hồ có kim giây
Trẻ được gọi là thở nhanh khi trẻ có:
- Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng
- Từ 50 lần/phút trở lên đối với trẻ từ 2-11 tháng
- Từ 40 lần/phút trở lên đối với trẻ từ 12 tháng-5 tuổi
Khi đó, trẻ được xem như có triệu chứng bị viêm phổi, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay. Vì nhịp thở có thể tăng khi trẻ gắng sức (bú, quấy khóc,..) nên chúng ta cần đo nhịp thở khi trẻ nằm im, tốt nhất khi ngủ.
Giữ ấm cho trẻ để phòng bệnh viêm phổi.
4. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi tại nhà hiệu quả
Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh ở giai đoạn nhẹ nếu được hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà đúng cách thì các mẹ có thể tự chữa lành bệnh cho con mình.
Chú ý về chế độ dinh dưỡng
Ngoài việc tuân thủ các phác đồ điều trị của bác sĩ, các mẹ cần cung cấp cho con một chế độ dinh dưỡng không cần kiêng cữ. Thức ăn cho bé cần mềm, lỏng và dễ tiêu hóa. Ngay cả khi không muốn ăn thì mẹ cần kiên trì cho bé ăn chút gì đó để đảm bảo chất dinh dưỡng, có thể chia nhiều bữa nhỏ để bé ăn được nhiều hơn. Đối với trẻ sơ sinh cần cho bé bú đều đặn.
Các mẹ cũng cần chú ý đến việc vệ sinh mũi trước khi cho bé ăn hoặc bú để tránh tình trạng trẻ bị nôn trớ. Nếu bé đang khó thở thì tạm dừng ăn, tránh gây ngạt thở. Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm và dịch nhầy đường hô hấp. Các mẹ nên nhớ cho bé uống nước ấm, thức ăn cho bé cũng cần làm ấm trước khi dùng.
Không gian sống và nghỉ ngơi của trẻ
Ngoài việc chú trọng đến chế độ ăn uống của trẻ thì các mẹ cũng cần quan tâm đến việc tạo một không khí thoáng mát, sạch sẽ cho trẻ mau khỏi bệnh. Nhà cửa, phòng ngủ của bé cần được vệ sinh sạch sẽ, thoáng khí nhưng ấm áp, yên tĩnh ít ánh sáng. Tạo điều kiện cho trẻ được nghỉ ngơi nhiều để nâng cao sức khỏe và khả năng phục hồi, giảm tiêu hao năng lượng, bảo vệ hoạt động của tim, phổi và tránh bội nhiễm.
Sử dụng thuốc
- Các mẹ cần tuân thủ tuyệt đối liệu trình điều trị của bác sĩ. Nếu trẻ bị sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt hoặc dùng các cách hạ sốt nhanh như chườm mát,..
- Nếu trẻ bị khò khè khó thở, nhiều đờm và nước mũi mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi vệ sinh mũi để cải thiện triệu chứng này của trẻ. Ngoài ra mẹ nên cho bé nằm ngửa, gối cao đầu để giúp bé dễ thở hơn.
- Riêng đối với triệu chứng ho khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi thì mẹ cần lưu ý rằng khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thì ho là một phản xạ có lợi để tống đờm, dãi ra ngoài, giúp đường hô hấp của bé được thông thoáng và dễ thở hơn. Chỉ khi nào triệu chứng ho dẫn đến những hậu quả xấu như như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, rát họng,... thì các mẹ có thể sử dụng các loại thuốc ho an toàn từ thảo dược.
Đưa trẻ đi tái khám đúng lịch
Mẹ cần đưa trẻ đi khám sau 2 ngày để đánh giá thuốc kháng sinh có hiệu quả hay không. Nếu tình trạng của bé đã đỡ hơn thì mẹ vẫn cần cho bé uống thêm thuốc kháng sinh cho đủ 5 ngày. Và ngược lại nếu không khả quan bác sĩ có thể thay một loại kháng sinh khác hoặc yêu cầu nhập viện theo dõi.
Các mẹ cần lưu ý đưa bé đi khám ngay nếu thấy bé có một trong những dấu hiệu sau: thở khó khăn, tím tái, co giật,... đây là những dấu hiệu cho biết bệnh của bé đã trở nên nặng hơn, cần nhập viện ngay để tránh hậu quả xấu.
Trên đây là những điều cần biết về cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi tại nhà mà Lily & WeCaremuốn gửi tới các mẹ. Hi vọng nó sẽ hữu ích với các mẹ trong việc chăm sóc con bị viêm phổi tại nhà.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!