Chăm sóc vệ sinh như thế nào khi bị rạch tầng sinh môn?

Kiến Thức Y Học - 04/27/2024

Rạch tầng sinh môn có lẽ không còn là một cụm từ xa lạ đối với các mẹ bầu khi sinh thường. Tuy nhiên, cũng vì thủ thuật này mà có vô số phụ nữ băn khoăn về chế độ ăn uống, vệ sinh của mình có thể bị ảnh hưởng sau khi sinh bé. Vậy để tránh nhiễm trùng, sưng hoặc đau rát tầng sinh môn, các mẹ cần lưu ý điều gì?

Rạch tầng sinh môncó lẽ không còn là một cụm từ xa lạ đối với các mẹ bầu khi sinh thường. Tuy nhiên, cũng vì thủ thuật này mà có vô số phụ nữ băn khoăn về chế độ ăn uống, vệ sinh của mình có thể bị ảnh hưởng sau khi sinh bé. Vậy để tránh nhiễm trùng, sưng hoặc đau rát tầng sinh môn, các mẹ cần lưu ý điều gì?

Chấm dứt cơn đau do vết rạch

Cảm giác đau do rạch tầng sinh môn sẽ không tìm đến bạn ngay sau khi sinh bởi cơ đau đẻ đã át đi cơn đau buốt do vết rạch. Các cơ âm đạo và cơ tầng sinh môn khi co dãn tối đa cũng đã tự tê hóa vậy nên bạn có thể không biết mình đã bị rạch tầng sinh môn. Chườm đá, rửa qua bằng nước ấm và sử dụng một số loại thuốc mỡ gây tê được cơ sở y tế cũng cấp sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và đi vệ sinh dễ dàng hơn. Trong khoảng thời gian một tuần sau sinh, bạn hãy cố gắng giữ cho vết khâu khô ráo, việc vệ sinh vết rạch tầng sinh môn cũng quan trọng không kém việc vệ sinh cho vết mổ sau sinh. Vết rạch tuy nhỏ nhưng lại ở vùng kín, bí và dễ nhiễm trùng nên bạn cần về sinh ít nhất 3 lần một ngày, rửa nhẹ nhàng với nước ấm tránh xót buốt. Sau khi vệ sinh xong, nhớ lau khô bằng khăn mềm để giữ khô ráo tránh các vi khuẩn hay nấm xâm nhập.

Chăm sóc vệ sinh như thế nào khi bị rạch tầng sinh môn?

Dinh dưỡng sau khi sinh

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sau sinh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp vết khâu mau lành. Bạn nên bổ sung nhiều chất xơ thay vì các đồ ăn quá nhiều giàu mỡ và khó tiêu. Uống nước nhiều tuy dễ gây ra tình trạng tiểu tiện không tự chủ nhưng lại giúp bạn tránh khỏi bệnh táo bón. Đi đại tiện trong thời gian vết rạch chưa lành rễ gây rạn vết khâu và đau buốt nơi rạch, vậy nên tránh dặn mạnh những cũng không nên đi đại tiện quá lâu vì vết rạch có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình vệ sinh. Khi đi tiểu bạn có thể dùng vòi hoa sen hay nước ấm sửa nhẹ nhàng để tránh nước tiểu làm bẩn vết rạch.

Bình thường, vết rạch tầng sinh môn sẽ mất khoảng từ 2 đến 3 tuần để lành. Trong đó tuần đầu tiên có lẽ là tuần cần lưu ý vệ sinh nhiều nhất. Phụ nữ sau sinh thường sẽ ra máu cục và khí hư khoảng từ 6 đến 10 ngày vậy nên cần vệ sinh thường xuyên hơn bình thường. Hãy yêu cầu được giúp đỡ khi cần vì việc sinh con đã là một công việc khó khăn và đau đớn, cộng thêm nỗi đau buốt từ vết rạch tầng sinh môn dễ làm cơ thể phụ nữ yếu đi. Tuy cần được nghỉ ngơi những những bài tập đi bộ nhẹ nhàng, hít thở đều đặn luôn phải được duy trì hằng ngày để cơ thể làm việc năng động hơn, cái múi cơ được thả tự do, xương chậu cũng dễ lành các vết nứt khi “vượt cạn”.

Chăm sóc vệ sinh như thế nào khi bị rạch tầng sinh môn?

Tùy vào cơ thể mỗi người ta cũng có thể đoán được vết rạch tầng sinh môn sẽ liền nhanh hay chậm. Thường thường sẽ mất khoảng 5 tuần để hoàn toàn hồi phục cơ và vết khâu liền lại. Thủ thuật rạch tầng sinh môn tuy sẽ giúp cho quá trình sinh con trở nên dễ dàng hơn, cũng tránh được một số nguy cơ cho con bạn nhưng vết rạch có thể để lại nhiều di chứng khôn lường mà bạn không hề biết. Rạch tầng sinh môn trước hết sẽ làm cho bạn đau buốt vùng kín và hậu môn, đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng. Tiếp theo là tầng sinh môn có thể bị nhão, cơ tầng sinh môn dễ mất kiểm soát và độ đàn hồi về sau. Vậy nên hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ, ăn uống điều độ để cơ thể bạn mau hồi phục, giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!