Bầu bí khiến cơ thể của mẹ thay đổi rất nhiều. Và suốt 9 tháng 10 ngày, mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều những cơn đau đớn, khó chịu. Nhưng chỉ cần nghĩ đến khoảnh khắc được đón con yêu chào đời trong vỡ òa hạnh phúc là mọi đau đớn, khổ cực dường như sẽ tan biến hết các mẹ nhỉ!
Em đã trải qua hai lần mang bầu và sinh đẻ nên cũng hiểu rất rõ những cơn đau của bà bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ. Các mẹ đừng tưởng rằng, mình cứ âm thầm chịu đựng những nỗi đau đó là đã ổn đâu nhé! Bởi khi mẹ đau đớn thì con trong bụng cũng không hề cảm thấy thoải mái và phát triển kém đó ạ.
Em có tham gia một số lớp tiền sản, các giáo viên ở đây cũng chính là những vị bác sĩ có chuyên môn. Họ hướng dẫn em rất cụ thể các cách đối phó với những cơn đau trong thai kỳ. Em chia sẻ dưới đây cho các mẹ cùng tham khảo nhé.
Đau bụng lâm râm
Hầu hết các mẹ bầu đều trải qua cảm giác khó chịu này. Nguyên nhân bởi sau khi thụ thai thành công, trứng đã thụ tinh di chuyển vào cổ tử cung để tìm chỗ làm tổ. Chính việc trứng hình thành các chân giả và nhau thai để cấy vào thành tử cung là nguyên nhân khiến chị em cảm thấy bụng dưới âm ỉ đau.
Để giảm bớt những cơn đau đớn này, bác sĩ khuyên mẹ nên bổ sung thêm nước cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu bì thì tuyệt đối không nên sử dụng thuốc giảm đau nhé. Trong trường hợp cơn đau quá dữ dội thì tốt nhất là mẹ nên đến gặp bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Đối phó với những cơn ợ nóng
Hiện tượng này thường xảy ra với mẹ bầu trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Có những mẹ sẽ phải chịu đựng những cơn ợ nóng suốt cả quãng thời gian mang thai. Bác sĩ giải thích rằng, điều này xảy ra là do một loại hoocmon được sản sinh trong quá trình mang thai được gọi là progesterone nhằm giảm căng thẳng cho cơ thắt giữa thực quản và bụng. Đây chính là nguyên nhân khiến axit dạ dày trào ngược lại thực quản. Niêm mạc dạ dày có khả năng chống lại tác động của axit nhưng thực quản thì không, vì vậy mà chứng ợ nóng xuất hiện.
Muốn đối phó với những cơn ợ nóng, mẹ có thể sử dụng biện pháp như gối đầu cao khi ngủ, uống chất lỏng như sữa, bổ sung canxi, ngậm một viên đá nhỏ.
Phù nề
Hầu hết các mẹ bầu đều gặp chứng phù nề trong thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do sự tăng cân, nội tiết tố thay đổi hay quá trình máu trở về tim gặp cản trở...
Để đối phó với hiện tượng này, các mẹ nhớ uống đủ nước, massage chân và thường xuyên vận động nhẹ nhàng nhé.
Chuột rút
Chứng chuột rút ở bà bầu thường xảy ra vào ban đêm và đặc biệt thường xuyên với thai phụ lười vận động và thời điểm trời chuyển sang lạnh dần. Thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh thường xuyên hơn do áp lực của tử cung mở rộng, chèn lên các mạch máu dẫn xuống chân bạn, chặn các dây thần kinh dẫn từ thân đến chân, khiến chân bị chuột rút.
Muốn khắc phục hiện tượng này, mẹ bầu nhớ thực hiện một số điều sau nhé:
- Trước khi đi ngủ bà bầu nên ngâm chân bằng nước ấm pha một chút gừng và muối.
- Tập nhẹ nhàng các bài thể dục như co duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này sẽ giúp các bà bầu có được giấc ngủ sâu và ngon hơn, đề phòng chuột rút vào ban đêm.
- Khi đi ngủ bà bầu nên kê chân trên một chiếc gối cao.
- Bổ sung đủ canxi cho cơ thể
Đau dây chằng
Đó là đau âm ỉ ở phần bụng dưới hay bẹn. Nguyên nhân gây ra những cơn đau này là dây chằng trở nên căng và dày hơn để hỗ trợ tử cung khi mang thai. Dây chằng còn trở nên mở rộng và kéo dãn khiến mẹ bầu sẽ có cảm giác đau ở hai bên bụng. Việc kéo dài của dây chằng cũng ảnh hưởng đến các dây thần kinh gần đó và gây ra đau.
Cách điều trị tốt nhất chính là chườm lạnh lên khu vực bị đau trong khoảng 20 phút và mỗi lần cách nhau 2 đến 3 giờ đồng hồ.
Theo Emdep
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!