Chăm trẻ bị sốt xuất huyết: Những điều nên và không nên làm

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Khi trẻ có những triệu chứng bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu của bệnh.

Khi trẻ có những triệu chứng bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu của bệnh.

Lây lan nhanh, biến chứng nguy hiểm

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra và muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó sang đốt người lành và mang bệnh.

Bệnh này rất nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch.Sốt xuất huyết là bệnh có tốc độ lây lan nhanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo Bộ Y tế, trong 7 tháng đầu năm 2017, cả nước ghi nhận hơn 58.000 trường hợp mắc SXH, trong đó gần 50.000 trường hợp nhập viện, 18 ca tử vong.

Trẻ em dưới 15 tuổi chiếm hơn 40% số ca mắc. So với cùng kỳ năm 2016, số trường hợp nhập viện và tử vong do sốt xuất huyết đều tăng.

Trẻ dưới 12 tháng là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nặng. Nếu bạn đang sống hay đang du lịch tới những khu vực có dịch bệnh, hãy bảo vệ bản thân và con cái bạn tránh khỏi bị muỗi cắn.

Chăm trẻ bị sốt xuất huyết: Những điều nên và không nên làm

Các dấu hiệu trẻ mắc sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết thể nhẹ

- Sốt cao đột ngột trên 38o C, kéo dài trong 2 - 7 ngày.

- Khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán.

- Đau mỏi cơ, khớp.

- Đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban.

- Không kèm theo ho, sổ mũi, tiêu chảy.

- Trẻ sơ sinh thường bỏ bú, quấy khóc...

- Các nốt ban (nốt xuất huyết) thường xuất hiện sau sốt 3 ngày, mọc ở cánh tay, cẳng chân, thân mình, nhỏ như vết muỗi đốt, hình tròn, không ngứa, và không hề biến mất khi căng da hay ấn tay vào da.

Lưu ý: Trẻ từ 4-5 tuổi, những ngày đầu sốt phát ban nên dễ nhầm với sốt siêu vi hoặc sốt nhiễm trùng. Vì thế nếu trẻ sốt kéo dài liên tục trong ngày thì cha mẹ nên gặp bác sĩ để xác định chính xác bệnh.

Chăm trẻ bị sốt xuất huyết: Những điều nên và không nên làm

Sốt xuất huyết thể nặng

- Sốt cao đột ngột trên 38o C.

- Đau đầu dữ dội vùng trán, đau nhãn cầu.

- Xuất huyết ngoài da.

- Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng...

- Chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen...

Khi trẻ có những triệu chứng trên đây, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu của bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định: “Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh.

Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt”.

Những việc nên làm

Hạ sốt đúng cách cho trẻ

- Khi trẻ sốt từ 38,5 - 390C cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol loại đơn chất với liều 10 - 15mg/kg cân nặng, 4 - 6 giờ một lần.

- Cha mẹ cũng có thể lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật cho trẻ, nhất là trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật trước đây.

Đảm bảo việc bù nước và chế độ dinh dưỡng cho trẻ bao gồm

- Cho trẻ uống nhiều nước: bằng nhiều loại nước uống khác nhau như nước lọc, nước sôi để nguội, nước cam, nước chanh, nước dừa tươi, nước canh, nước cháo... và nên cho trẻ uống dung dịch Oresol là cách bù nước hiệu quả trong bệnh sốt xuất huyết.

Chăm trẻ bị sốt xuất huyết: Những điều nên và không nên làm

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo dinh dưỡng, súp rau củ, sữa uống các loại...kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp trẻ mau lành bệnh.

- Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ: bệnh sốt xuất huyết được bác sĩ hẹn tái khám mỗi ngày.

- Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh trở nặng để cho trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời.

- Phải theo dõi sát vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6) trẻ có thể trở nặng và sốc dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời.

Những việc không nên làm

Tuyệt đối tránh những tác động không tốt sau đây:

- Không nên cạo gió, cắt lể vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.

- Không tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine hoặc Ibuprofen vì có thể gây chảy máu dạ dày.

- Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi, xá xị... vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.

- Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện, vì đã có nhiều trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng và kéo dài, dễ gây phù nề, suy tim nặng... khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống được trẻ.

Chăm trẻ bị sốt xuất huyết: Những điều nên và không nên làm

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ cần phải được nhập viện

Từ ngày thứ 3 - ngày thứ 7 của bệnh trẻ bắt đầu hạ sốt khoảng 37,5 - 38oC hoặc thấp hơn, một số bệnh nhi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo sau đây:

- Trẻ ói mửa nhiều; đau bụng.

- Bứt rứt; quấy khóc; lừ đừ; li bì; tay chân nhớp lạnh, tím, vã mồ hôi.

- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói máu, đi tiêu phân đen.

Nếu phát hiện trẻ có một trong những dấu hiệu trên thì cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện.

Bảo vệ trẻ khỏi sốt xuất huyết

Hiện chưa có vaccine đặc hiệu để phòng bệnh. Ở những khu vực đã được báo cáo có dịch sốt xuất huyết, hãy thực hành theo các bước sau để tránh cho bản thân và gia đình không bị muỗi cắn:

Luôn che phủ xe nôi hay khu vực trẻ nằm bằng màn tránh muỗi, cả trong và ngoài nhà.

Sử dụng thuốc diệt côn trùng chứa 30% DEET (N,N-diethyl-meta-toluen), picaridin hay IR3535. Hãy làm theo hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm (Lưu ý không sử dụng những sản phẩm diệt côn trùng khi trong nhà có trẻ dưới 2 tháng tuổi).

Cho trẻ mặc quần áo rộng và thoáng bằng cotton có bao phủ cả cánh tay và chân.

Cho trẻ chơi và sinh hoạt ở khu vực có sử dụng điều hòa nhiệt độ hay có lắp kính trên cửa sổ và cửa ra vào.

Xét nghiệm sốt xuất huyết tại Xander

Để không phải xếp hàng chờ đợi, tránh lây nhiễm bệnh khi đến viện do dịch bệnh bùng phát, Xét nghiệm tại nhà Xander đã cho ra đời Gói xét nghiệm sốt xuất huyết với những ưu điểm:

Minh bạch tuyệt đối

Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch, không ẩn phí, phụ thu.

Chuyên môn hàng đầu

100% mẫu được xử lí tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương - địa chỉ uy tín hàng đầu cả nước trong phát hiện, điều trị bệnh truyền nhiễm.

Dịch vụ tiện lợi

  • Tiết kiệm tới 50% thời gian lấy mẫu và trả kết quả;
  • Khách hàng được quyết định thời gian và địa điểm từ khâu lấy mẫu đến khâu trả kết quả;
  • Kết quả của bệnh viện trung ương tuyến đầu, được sử dụng liên thông ở tất cả viện công trên cả nước;
  • Tư vấn mọi vấn đề sức khỏe và biện luận kết quả kịp thời, chu đáo với đội ngũ bác sĩ chuyên môn;
  • Bảo mật thông tin khách hàng và bệnh án qua số điện thoại cá nhân cùng mã code riêng biệt.

Chăm trẻ bị sốt xuất huyết: Những điều nên và không nên làm

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu.

* Giá gói xét nghiệm sốt xuất huyết được cập nhật ở cuối bài viết

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Những việc cần làm ngay để ngăn chặn sốt xuất huyết
  • Chế độ ăn giúp người bị sốt xuất huyết nhanh khỏe mạnh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!