Chẩn đoán bệnh từ triệu chứng sưng lợi

Kỹ năng sống - 05/16/2024

Khi mới phát hiện bệnh thì chỉ thấy 1 vùng nhỏ bị sưng, sau 1-2 năm bỗng nhiên lớn dần. Nó cứng mà nhô cả lợi lên.

Câu hỏi:Thưa bác sĩ,em có 1 đứa em 17 tuổi, bị sưng lợi một bên trái. Khi mới phát hiện bệnh thì chỉ thấy 1 vùng nhỏbị sưng, sau 1-2 năm bỗng nhiên lớn dần. Nó cứng mà nhô cả lợi lên.

Em của em đã đi mổ một lần nhưng chỉ khỏi trong 1 thời gian ngắn, giờ chỗ sưng lại trở lại như trước rồi. Em muốn hỏi đó là bị bệnh gì? Và bệnh này có nguy hiểm không? Cách chữa như thế nào ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trả lời:

Chào bạn,

Các triệu chứng của em bạn được mô tả không chính xác, tuy nhiên tôi nghĩ rằng em của bạn có thể mắc phải 1 trong những bệnh sau:

- Nang chân răng: là nang nhiễm trùng hay gặp nhất, xuất hiện từ biểu mô sót trong dây chằng quanh răng dẫn đến viêm quanh cuống răng, sau khi răng bị chết tủy hoại tử. Cũng có thể do nguyên nhân từ mặt bên của chân răng xuất phát từ các ống tủy phụ. Nang này tiến triển chậm, không đau, có thể phồng, không có triệu chứng cho đến khi chúng bắt đầu phát triển rộng và có thể phát hiện.

- Nang xương hàm do răng: là một bệnh lý thường gặp, tạo nên những tổn thương dạng hốc trong chứa dịch loãng. Tổn khuyết do nang gây nên có thể nhỏ; tập trung ở một vị trí như u hạt, nang chân răng; có khi nang lan rộng, tiêu phần lớn xương hàm làm thay đổi khớp cắn, biết dạng khuôn mặt, ảnh hưởng nhiều đến chức năng và thẩm mỹ.

- U xương hàm: xuất hiện ở mọi lứa tuổi dù là trẻ con hay người lớn. Đa số bệnh nhân u xương hàm đến điều trị đều ở giai đoạn muộn và hậu quả nhiều khi là cắt đoạn xương hàm gây ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng và thẩm mỹ khuôn mặt.

Chẩn đoán bệnh từ triệu chứng sưng lợi

Ảnh minh họa

Tốt nhất em bạn nên đến Viện răng Hàm Mặt Trung ương khám, chụp X-quang để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Hiện nay, cách điều trị nang xương hàm đó là  phẫu thuật lấy hết tổ chức bệnh lý của xương hàm. Đồng thời, kết hợp tái tạo lại tổ chức xương bị khuyết hổng bằng cách sử dụng hỗn hợp bột xương đông khô, cùng với huyết tương giàu tiểu cầu (PRP- Platelet Rich Plasma) ghép vào vùng tổn thương.

Chúc các bạn sức khỏe!

BS. Nguyễn Thị Vân

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!