Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do một vi-rút HBV gây ra ở gan. Vi-rút viêm gan B lưu hành trong máu, do đó lây truyền chủ yếu qua đường máu. Một số đường lây nhiễm quan trọng là:
- Đường mẹ truyền sang con
- Ðường tình dục
- Đường truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B
- Tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B
- Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B
Ngoài ra, còn có 1 số nguyên nhân khác như: xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền vi-rút viêm gan B.
Viêm gan B cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh được các biến chứng khó lường như: xơ gan, ung thư gan… Hơn nữa, ngoài việc dùng thuốc và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cần quan tâm đến chế độ ăn uống của mình. Bởi vì, tùy vào từng giai đoạn của viêm gan B sẽ có chế độ ăn phù hợp và tốt cho bệnh.
Một số lưu ý về chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan B:
- Nếu ở giai đoạn cấp:
+ Năng lượng cần thiết là 1300-1500 Kcal/ng, cung cấp đầy đủ vitamin, năng lượng bằng đường glucose, nước hoa quả, truyền dung dịch đường glucose.
+ Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nên ăn những món được làm từ cá, tôm vì chúng dễ tiêu hơn thực phẩm bằng các loại thịt.
+ Hạn chế mỡ và các thức ăn khó tiêu, tuyệt đối không dùng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê…
Ảnh minh họa
- Nếu ở giai đoạn phục hồi sau viêm gan cấp (viêm gan mạn):
+ Tăng lượng thức ăn với năng lượng từ 1800-2200 Kcal/ngày.
+ Ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn loại thực phẩm mà mình ưa thích.
+ Hạn chế mỡ và thức ăn khó tiêu. Tuyệt đối không dùng các chất kích thích.
- Nếu đã bị xơ gan:
+Ăn lỏng, mềm, không nên ăn nhiều chất xơ có thể gây vỡ tĩnh mạch thực quản.
+ Ăn thức ăn nhiều chất đạm, nhất là đạm dễ tiêu: Cá, tôm; thức ăn có nhiều vitamin nhóm B, K.
+ Ăn nhạt để tránh ứ nước trong cơ thể, lượng nước uống nên hạn chế., theo dõi lượng nước tiểu.Hơn nữa, nên chú ý cân bằng lượng nước vào và đào thải.
BS. Nguyễn Thị Vân
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!