Chắc hẳn các bạn đọc của Hello Bacsi đều biết rằng dinh dưỡng trong thời kì mang thai là quan trọng hơn bao giờ hết phải không. Vì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đúng đắn là cách tốt nhất để con bạn sinh ra có một khởi đầu hoàn hảo – hơn nữa, nó cũng góp phần hỗ trợ cho quá trình mang thai diễn ra an toàn và dễ chịu hơn. Bây giờ, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các vấn đề về ăn uống trong thai kỳ để lựa chọn cho mình những loại thực phẩm phù hợp nhất cho cả hai mẹ con nhé.
Nên ăn gì khi mang thai?
Khi mang thai, người phụ nữ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể các loại thực phẩm sau:
- Các loại rau củ quả giàu vitamin và chất xơ (như rau dền, rau đay, rau loang, rau muống, rau ngót, bắp cải, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, khoai lang,…);
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Các sản phẩm được chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua,…);
- Các loại thịt nạc, thịt gà không da, cá và các loại đậu nấu chín;
- Và cuối cùng là đảm bảo uống đủ nước (khoảng 8 ly mỗi ngày).
Các hướng dẫn ăn uống dinh dưỡng cho người mang thai
Việc ăn uống khi nào, ở đâu và lượng thức ăn là bao nhiêu thường rất linh hoạt, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi mẹ bầu.
Trong tháng đầu chu kỳ, nên chọn cho mình những bữa ăn nhẹ vào buổi sáng và ăn nhiều hơn vào bữa tối nếu bạn đang phải chịu đựng những cơn thai nghén, nhưng đến cuối thai kỳ, bạn sẽ cần một bữa ăn sáng nhiều hơn và ít hơn cho bữa tối, vì đó là khoảng thời gian mà chứng ợ nóng là một vấn đề hay gặp phải.
Không sử dụng hoặc hạn chế lượng caffeine có trong trà, cà phê, cần tránh sử dụng các thức uống có cồn và thuốc lá. Tuy không có bất kỳ giới hạn an toàn nào trong việc sử dụng thức uống có cồn nhưng kiêng khem trong khoảng thời gian này thực sự là một việc lợi cho các mẹ bầu.
Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên ghi nhớ rằng axit folic có trong cà chua, súp lơ xanh, măng tây, khoai tây cam, bơ, lòng đỏ trứng… là một chất cần có trong thực đơn ăn uống. Các chuyên gia về dinh dưỡng đều đồng ý rằng mang bầu là thời điểm tốt nhất mà các mẹ cần hấp thu một lượng lớn vitamin và khoáng chất.
Chất axit folic có trong cà chua, súp lơ xanh, măng tây, khoai tây cam, bơ, lòng đỏ trứng…
Nhóm nghiên cứu MRC Vitamin thuộc trường Đại học Y Khoa của bệnh viện St.Bartholomew, London phát hiện rằng phụ nữ uống bổ sung axit folic trong khoảng thời gian thụ thai sẽ là một yếu tố quan trọng giúp trẻ sơ sinh hạn chế nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như dị tật ống thần kinh (NTD), một dạng dị tật bẩm sinh ở thời kỳ đầu phát triển của ống thần kinh gây nên sự phát triển không bình thường của não và tật chẻ đôi đốt sống.
Cân nặng hợp lý khi mang thai
Nếu trước đây, vấn đề cân nặng và tăng cân luôn là những từ ngữ khiến bạn lo lắng thì bây giờ không còn nữa rồi, chúng lại trở thành một điểm cộng cho bạn. Nếu bạn mang thai nhưng không tăng cân đủ, em bé của bạn sinh ra sẽ bị thiếu cân và điều này sẽ khiến bé gặp phải rất nhiều rắc rối về sức khỏe sau này. Do đó, những hiểu biết về cân nặng, tăng bao nhiêu và khi nào là hết sức quan trọng.
Cân nặng tối ưu để đảm bảo sức khỏe cho con ở các mẹ bầu có thân hình mảnh mai là từ 11,3 kg đến 16 kg. Các mẹ thiếu cân nên tăng nhiều cân hơn, khoảng từ 12,6 kg đến 18 kg.
Trong trường hợp mẹ bầu tăng cân quá nhiều, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp và nhiều trở ngại khi chuyển dạ, sinh con. Ngược lại nếu tăng cân quá ít, các mẹ sẽ gặp phải nguy cơ sinh non, trẻ thiếu cân (hoặc cả hai) đi cùng với vấn đề sinh khó. Do đó, tốc độ tăng cân ổn định là tốt nhất cho bản thân mẹ bầu, cho cơ thể, thai kỳ và nhất là cho con yêu bé bỏng. Hãy tăng thật ít cân trong ba tháng đầu thai kỳ và khoảng 0,45 kg mỗi tuần trong hai tháng cuối thai kỳ.
Tham khảo thêm:
Tại sao bạn lại tăng cân khi mang thai?
Thức ăn mẹ bầu đang thèm có tốt cho thai nhi không?
14 loại khoáng chất bạn cần bổ sung khi mang thai
14 vitamin bạn cần bổ sung khi mang thai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!