Chế ngự cơn ác mộng thế nào?

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Ai cũng ít nhất một lần gặp ác mộng, tuy nhiên, nếu tần suất gặp ác mộng dày, làm suy kiệt sức khỏe thì bạn cần có các biện pháp xử trí phù hợp.

Chẩn đoán và điều trị cơn ác mộng chỉ được đặt ra nếu những cơn ác mộng gây ra phiền toái liên tục hoặc gây trở ngại các hoạt động ban ngày, thậm chí làm kiệt sức và ảnh hưởng sức khỏe của bạn.

Một cơn ác mộng là một giấc mơ đáng lo ngại liên quan đến cảm xúc tiêu cực như lo lắng hay sợ hãi. Cơn ác mộng là phổ biến là thỉnh thoảng gặp những cơn ác mộng, thường là không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, chúng có thể trở thành một vấn đề nếu bạn bị ác mộng thường xuyên và phá vỡ giấc ngủ của bạn hay làm cho bạn lo sợ khi đi ngủ.

Cơn ác mộng có thể bắt đầu ở trẻ em từ 3 - 6 tuổi và có xu hướng giảm sau khoảng 10 - 13 tuổi, các chàng trai và cô gái có những cơn ác mộng số lượng bằng nhau. Ở tuổi 13, những cơn ác mộng dường như phổ biến ở bé gái nhiều hơn bé trai. Một số người có cơn ác mộng khi ở tuổi thiếu niên hay khi trưởng thành hoặc trong suốt cuộc đời của họ.

Ở người lớn, khoảng 50-70% đôi lúc gặp ác mộng, chủ yếu là phụ nữ và 2-8% thường xuyên mơ thấy ác mộng.

Cơn ác mộng là một loại rối loạn giấc ngủ có liên quan đến giấc mơ không mong muốn xảy ra trong khi bạn đang ngủ hoặc khi bạn thức dậy. Cơn ác mộng thường xảy ra trong giai đoạn của giấc ngủ được gọi là chuyển động mắt nhanh (REM). Bạn thường đi qua 4-6 chu kỳ giấc ngủ/đêm. Giai đoạn REM của bạn kéo dài với mỗi chu kỳ, từ vài phút trong chu kỳ đầu tiên lên đến 1 giờ trong chu kỳ cuối cùng.

Chế ngự cơn ác mộng thế nào?

Ác mộng ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tâm thần nếu thường xuyên xảy ra.

Nguyên nhân nào dẫn tới ác mộng?

Cơn ác mộng chỉ được coi là một rối loạn nếu giấc mơ đáng lo ngại làm bạn phiền muộn hay làm cho bạn ngủ không đủ giấc. Cơn ác mộng có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

Căng thẳng: Đôi khi những căng thẳng thường trong đời sống hàng ngày, chẳng hạn như một vấn đề ở nhà hay ở trường.

Chấn thương: Cơn ác mộng phổ biến sau một tai nạn, thương tích hoặc sự kiện đau buồn khác và nổi bật trong rối loạn stress sau chấn thương.

Thiếu ngủ: Những thay đổi trong lịch trình của bạn gây ngủ không đúng lịch hoặc gián đoạn hoặc làm giảm thời lượng giấc ngủ có thể làm tăng nguy cơ bị những cơn ác mộng.

Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc chẹn beta, thuốc điều trị bệnh Parkinson hay để giúp bạn ngừng hút thuốc lá có thể kích hoạt những cơn ác mộng.

Lạm dụng chất gây nghiện: Rượu và sử dụng ma túy gây ra những cơn ác mộng.

Sách và phim ảnh: Đọc sách hoặc xem phim có nội dung rùng rợn, đặc biệt là trước khi đi ngủ, có thể liên quan với những cơn ác mộng.

Sự lo lắng có thể được liên kết với một khả năng cao hơn của tái phát những cơn ác mộng.

Điều trị

Điều trị những cơn ác mộng thường không cần thiết. Nếu những cơn ác mộng hay xảy ra làm bạn đau khổ và gây rối loạn chức năng hoạt động ban ngày của bạn, có thể xử trí:

Nếu những cơn ác mộng có liên quan với tình trạng sức khỏe y tế hoặc tâm thần tiềm ẩn, điều trị là nhằm vào nguyên nhân do căng thẳng hoặc lo âu.

Thuốc: Thuốc hiếm khi được sử dụng để điều trị những cơn ác mộng. Tuy nhiên, thuốc có thể được dùng nếu bạn có rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục: Nếu bạn đang gặp ác mộng, hãy thử một số kỹ thuật thư giãn trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, ngồi thiền hoặc tập thở sâu. Nếu con của bạn đang phải vật lộn với những cơn ác mộng, hãy kiên nhẫn, bình tĩnh và yên tâm để xử trí.

Tạo sự thoải mái: Sau khi con bạn tỉnh dậy từ một cơn ác mộng, nhanh chóng và làm dịu con bạn ngay tại giường, có thể ngăn những cơn ác mộng tiếp theo.

Nói về những giấc mơ: Hỏi con bạn để mô tả cơn ác mộng. Chuyện gì đã xảy ra? Ai trong giấc mơ? Điều gì đã khiến nó sợ? Sau đó, nhắc nhở con rằng cơn ác mộng không có thật và không thể làm tổn thương.

Hãy chắc rằng con bạn không xem những chương trình kinh dị trên tivi hoặc đọc các cuốn truyện kinh dị.

Hãy quan tâm đến các thói quen hằng ngày của con. Có gì gây khó khăn cho chúng không? Các sự kiện căng thẳng có thể kích thích gây ra các cơn ác mộng.

Con bạn có thể cảm thấy an toàn hơn nếu chúng ngủ với một con vật yêu thích, gối ôm hoặc vật dụng thoải mái khác.

Sử dụng ánh sáng ban đêm trong phòng của trẻ, khi chúng tỉnh dậy trong đêm, ánh sáng có thể làm chúng yên tâm.

Mở cửa của phòng con bạn vào ban đêm để chúng không cảm thấy cô đơn.

Để có một giấc ngủ ngon, nên giữ một lịch trình giấc ngủ và thức đều đặn. Giữ phòng của bạn mát mẻ vào ban đêm, hạ ánh sáng đèn xuống thấp dễ chịu. Tốt nhất một giờ rưỡi trước khi đi ngủ tắt các thiết bị điện tử như máy tính, tivi và rời ngay khỏi màn hình iPad.

TS.BS. Lê Thanh Hải

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!