'Chết đi sống lại' 80 lần vì bệnh dị ứng

Cần biết - 05/05/2024

Một phụ nữ người Anh cho biết cô gần như đã chết đi sống lại 80 lần vì chứng bệnh dị ứng nghiêm trọng với rất nhiều đồ vật.

Cô Karen Brammer ở Shefford, Bedfordshire, dị ứng với nhiều loại đồ vật khác nhau và cô phải sống trong nỗi sợ hãi rằng cái chết có thể đến mỗi ngày, ngay cả khi cô đi bộ tới các cửa hàng mua sắm.

Người phụ nữ 40 tuổi cũng phải từ bỏ công việc mơ ước của mình là y tá bởi cô dị ứng nặng với đồ nhựa. Chứng quá mẫn cảm cũng khiến Karen hầu như không được đi nghỉ mát hay ra ngoài trời trong suốt mùa hè.

'Chết đi sống lại' 80 lần vì bệnh dị ứng

Cô Brammer dị ứng với nhiều loại đồ vật khác nhau (Ảnh: Dailymail)

Tình trạng dị ứng của cô Brammer ngày càng trầm trọng trong những năm qua. Brammer dị ứng với rất nhiều thứ như quả kiwi, nhựa, ong và cả thuốc penicillin. Nhựa có thể được tìm thấy trong những quả bóng, bút bi, chậu tắm, camera, thiết bị của TV, ô tô, kẹo cao su, tay vịn thang cuốn, túi nhựa, tem thư, giày và rất nhiều nơi khác. Như vậy, Brammer bị dị ứng với hầu hết các đồ vật.

'Tôi bị đau ngực, chảy máu và cảm thấy như có một mẩu gỗ đang di chuyển trong ngực mỗi lần dị ứng. Khi bị ong đốt, tôi cần tới sự giúp đỡ. Trong vài phút sau khi bị đốt, tôi cảm thấy cổ họng nghẹn lại, rất khó nói chuyện hay thở. Tôi luôn phải mang theo máy hô hấp và thuốc kháng histamin', cô Karen chia sẻ.

Khi tới bệnh viện, người ta thường được uống thuốc để chữa bệnh nhưng với Karen thì không thể bởi cô bị dị ứng với 16 loại thuốc khác nhau.

Thời thanh niên, Karen phát hiện ra cô mắc chứng rối loạn hệ miễn dịch và các cơ quan trong cơ thể như thận, ruột, hệ thần kinh và máu đều bị ảnh hưởng.

'Tôi phải mất 4 tháng rưỡi mới có thể hồi phục và phải ở trong nhà suốt 4 tháng sau khi bị ong đốt. Tôi không được dắt chó đi dạo cũng như không thể đi làm. Căn bệnh khiến cuộc sống của tôi hoàn toàn đảo lộn', Karen nói tiếp.

'Cuộc sống của tôi có thể dễ dàng hơn nếu mọi người thay đổi cách nhìn đối với chứng bệnh dị ứng. Mọi người cần biết về nguyên nhân gây ra dị ứng cũng như cần nghiên cứu các phương pháp giúp người bị dị ứng đối phó với căn bệnh này', cô cho biết.

Brammer thường cảm thấy cô độc. Nếu cô được mời tới một nhà hàng, bữa tiệc hay bất cứ nơi nào, cô thường phải hỏi liệu ở đó có bóng, quả kiwi, hay bất cứ đồ vật nào có nhựa hay không. 'Cuộc sống đã khó khăn với người bị dị ứng một thứ gì đấy nhưng càng khó khăn gấp bội với những ai mắc chứng mẫn cảm với nhiều đồ vật như tôi vậy', Brammer nói.

Cô Brammer cũng phải sửa lại xe ô tô của mình, thay thế bằng những chiếc bánh không có nhựa. Tuy nhiên, Brammer khẳng định cô không để căn bệnh này hủy hoại cuộc sống.

'Tôi vẫn còn sống. Tôi buộc phải thay đổi cuộc sống mình theo nhiều khía cạnh nhưng tôi vẫn rất lạc quan', cô nói.

Hiện tại, cô Brammer đang tham gia một chương trình đạp xe để gây quỹ cho một tổ chức mang tên Anaphylaxis Campaign nhằm giúp đỡ những người mắc chứng dị ứng.

>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh dị ứng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!