Chỉ số afp khi mang thai là gì?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Khi mang thai sức khỏe của mẹ bầu vô cùng quan trọng. Bác sĩ theo dõi tình trạng và khuyên mẹ bầu nên tiến hành các xét nghiệm trong quá trình mang thai của mình,một trong đó có xét nghiệm afp. Xét nghiệm afp khi mang thai là gì? tại sao phải làm xét nghiệm afp đó?

Khi mang thai sức khỏe của mẹ bầu vô cùng quan trọng. Bác sĩ theo dõi tình trạng và khuyên mẹ bầu nên tiến hành các xét nghiệm trong quá trình mang thai của mình,một trong đó có xét nghiệm afp. Xét nghiệm afp khi mang thai là gì? tại sao phải làm xét nghiệm afp đó?

Xét nghiệm afp khi mang thai là gì?

Xét nghiệm afp là xét nghiệm kiểm tra lượng alpha – fetoprotein trong máu của phụ nữ mang thai. Đây không phải là xét nghiệm chẩn đoán. Nó là một trong bộ ba xét nghiệm được sử dụng trong quá trình mang thai để đánh giá xem cần phải làm theo xét nghiệm chẩn đoán nào.

Xét nghiệm afp khi mang thai được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ sẽ lấy một lượng máu trong tĩnh mạch của bà bầu gửi tới phòng phân tích. Sau 1-2 tuần, kết quả sẽ được trả về với người bệnh.

Chỉ số afp khi mang thai là gì?

Khi nào tiến hành xét nghiệm afp?

Đối với bà bầu, thời điểm mang thai từ 14 tới 22 tuần có thể tiến hành xét nghiệm afp. Kết quả chính xác nhất vào thời điểm từ 16-16 tuần tuổi. Chỉ số afp thay đổi liên tục trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Vì thế việc lựa chọn thời điểm xét nghiệm afp rất quan trọng để cho kết quả tốt.

Phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm afp trong huyết thanh, tuy nhiên xét nghiệm theo dõi này đặc biệt khuyến cao cho đối tượng sau:

- Phụ nữ có tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh

- Phụ nữ mang thai 35 tuần tuổi trở lên

- Phụ nữ sử dụng các loại thuốc, các biện pháp can thiệp nguy hiểm trong thời gian mang thao

- Phụ nữ bị tiểu đường

Ý nghĩa của xét nghiệm afp?

Afp có cả trong huyết thanh và nước ối của bà bầu. Afp được sản xuất khi mang thai bởi túi noãn bào thai và sau đó trong gan và đường tiêu hóa. Tới thời điểm hiện tại, chưa có một kết luận rõ ràng về vai trò của afp. Tuy nhiên chúng ta biết rằng nồng độ afp liên tục tăng giảm trong thời kì mang thai của phụ nữ.

Tiến hành xét nghiệm afp cho biết lượng alpha-fetoprotein trong máu cao hay thấp. Các kết quả kết hợp với tuổi tác, chủng tộc của người mẹ giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ tổn thương gen di truyền.

Afp cao hay thấp có nguy hiểm như thế nào?

Afp cao có thể gợi ý việc đứa trẻ bị khuyết tật ống thần kinh như đứt sống hoặc thiếu não. Hoặc có thể khuyết tật thực quản hoặc tổn thương bụng trẻ. Hầu hết nguyên nhân của việc afp trong máu tăng lên là do phát hiện tuổi thai nhi không chính xác.

Afp thấp kết hợp với nồng độ hormone HCG và estriol bất thường có thể gợi ý tới hội chứng down ở trẻ nhỏ, hội trứng edwards hoặc chứng rối loạn nhiễm sắc thể khác.

Những bất thường của afp có thể là kết quả của nguyên nhân sau: đa thai, tuổi thai không chính xác.

Xét nghiệm afp không phải là xét nghiệm chẩn đoán, mà là một thử nghiệm theo dõi. Xét nghiệm này chỉ có ý nghĩa với những bà bầu có nguy cơ sinh con bị khuyết tật bẩm sinh.

Có 75- 90% trẻ bị khuyết tật ống thần kinh được phát hiện thông qua xét nghiệm afp.

Chỉ số afp khi mang thai là gì?

Xét nghiệm afp khi mang thai ở đâu?

Dưới đây là một vài địa chỉ cho bà bầu tham khảo khi tiến hành xét nghiệm afp.

1. Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Bệnh viện Phụ sản Trung ương thành lập ngày 19 tháng 7 năm 1955. Dưới thời Pháp thuộc, khu vực bệnh viện hiện nay là một nhà tù, sau là nhà thương Võ Tánh. Hoà bình lập lại, nhà thương được tu sửa lại làm nơi khám, điều trị bệnh cho cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan trung ương.

Ngày 19 tháng 7 năm 1955, bác sĩ Hoàng Tích Trí, Bộ Trưởng Bộ Y tế ký Nghị định 615-ZYO/NĐ/3A quy định tổ chức các cơ quan kế cận và trực thuộc Bộ, chính thức thành lập bệnh viện “C” đặt nền móng đầu tiên cho bệnh viện Phụ - Sản Trung ương ngày nay. Ngày 08 tháng 11 năm 1960, Bộ Y tế lại có Quyết Định số 708/BYT sửa đổi, tổ chức lại bệnh viện “C” theo hướng chuyên khoa phụ sản. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu khám, điều trị bệnh của nhân dân, ngày 14 tháng 5 năm 1966 Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 88/CP đổi tên bệnh viện “C” thành Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh.

Lần đầu tiên tại Việt Nam có một Viện chuyên ngành nghiên cứu tình trạng sinh lý, bệnh lý của phụ nữ, của các bà mẹ và trẻ sơ sinh, hướng tới mục tiêu “Bảo vệ tốt sức khoẻ phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp phần vào việc giải phóng phụ nữ, phát triển sản xuất, bảo vệ thế hệ tương lai của Tổ quốc”. Đến năm 2003, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám bệnh, điều trị bệnh của nhân dân ngày một lớn, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cả về tính chất, quy mô của Viện. Ngày 18 tháng 6 năm 2003 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định 2212/QĐ-BYT đổi tên Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh thành bệnh viện Phụ - Sản Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, tiếp tục thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trước đây của Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh với những đòi hỏi cao hơn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ khám, điều trị bệnh trong tình hình mới.

Bệnh viện có quy mô 1000 giường bệnh nội trú; 08 phòng chức năng; 14 khoa lâm sàng; 09 khoa cận lâm sàng; 07 trung tâm. Bệnh viện Phụ - Sản Trung ương hiện nay không chỉ là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh mà còn là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản, sơ sinh trong phạm vi cả nước. Bệnh viện có bề dày truyền thống lịch sử, có đội ngũ giáo sư, bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước và được học tập nâng cao tay nghề ở các nước tiên tiến có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển (Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc ...) có tay nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với nghề nghiệp. Hệ thống trang thiết bị phục vụ khám bệnh, điều trị bệnh của bệnh viện được đầu tư theo hướng hiện đại, chuyên sâu. Các khoa, phòng, trung tâm của bệnh viện được trang bị đầy đủ các hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá; huyết học; miễn dịch ... trong đó có nhiều hệ thống xét nghiệm mới được các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới đưa vào sử dụng như hệ thống Autodelfia (xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh); hệ thống Tendem Mass (sàng lọc các bệnh rối loạn chuyển hoá); hệ thống Sequensing (xét nghiệm QF-PCR) đã giúp thầy thuốc của bệnh viện chẩn đoán, xử trí chính xác các trường hợp bệnh.

Nhìn lại chặng đường phát triển trong những năm qua, cán bộ viên chức bệnh viện luôn tự hào trong bất kỳ hoàn cảnh nào những người thầy thuốc bệnh viện Phụ - Sản Trung ương luôn giữ vững phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ y tế, trau dồi y đức, tận tuỵ phục vụ người bệnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ bệnh viện và sự phấn đấu nỗ lực của tập thể Cán bộ viên chức, bệnh viện Phụ - Sản Trung ương đã có những tiến bộ vượt bậc. Công tác quản lý của bệnh viện được hoàn thiện, quyền làm chủ của cán bộ viên chức, của người bệnh và gia đình người bệnh được phát huy, nội bộ đoàn kết nhất trí, chất lượng chuyên môn ngày càng được nâng cao. Đạt được những thành tích trên đây không chỉ là sự nỗ lực của nhân vien bệnh viện thuộc nhiều thế hệ mà còn nhờ vào sự lãnh đạo và chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo Bộ Y tế, các vụ, cục chức năng; các cấp uỷ đảng, chính quyền thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm. Sự phối hợp có hiệu quả của các ngành, các cấp; các đoàn thể chính trị, chính trị - xã hội và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Thời gian tới, tập thể nhân viên bệnh viện Phụ - Sản Trung ương sẽ tiếp tục phát huy những thế mạnh của bệnh viện, đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban Giám đốc và các đoàn thể hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tiếp tục xây dựng bệnh viện Phụ - Sản Trung ương trở thành địa chỉ khám, điều trị bệnh hàng đầu của ngành y tế Việt Nam và khu vực.

Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 3825 2161

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 07:30 - 16:30

Chỉ số afp khi mang thai là gì?

2. Bệnh viện Quân đội Trung ương 108

Địa chỉ : 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 093 207 63 27

Tại bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và chuyên môn sâu. Trong đó phải kể đến B.S chuyên khoa II Nguyễn Văn Khuê, PGS.TS Lưu Hồng Hải, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, PGS.TS Lê Văn Đoàn, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn cùng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại đáp ứng nhu cầu tiến hành xét nghiệm afp khi mang thai cho bà bầu.

Vừa rồi Lily & WeCaređã chia sẻ tới bạn đọc thông tin về xét nghiệm afp khi mang thai. Những điều cần biết về afp đối với chị em khi mang thai rất quan trọng và địa chỉ tiến hành xét nghiệm afp uy tín.

Xem thêm:

  • Những xét nghiệm quan trọng mẹ bầu mang thai lần đầu không thể bỏ qua
  • Mang thai 3 tháng đầu và những loại xét nghiệm các mẹ cần thực hiện

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!