Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bệnh tim mạch tăng cao đó là do chứng rối loạn mỡ máu hay còn gọi là máu nhiễm mỡ. Chúng ta cần sớm phát hiện và điều trị chứng bệnh này nếu không sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nhiều người vẫn hay thắc mắc về Chỉ số mỡ trong xét nghiệm máu là gì?
Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm mỡ máu
Rối loạn mỡ máu (hay còn gọi là máu nhiễm mỡ hoặc rối loạn lipid máu hay tăng cholesterol cao) là một bệnh lý có sự gia tăng thành phần của mỡ gây hại và làm giảm các phần mỡ bảo vệ cho cơ thể; đồng thời đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch ...
Khi đi xét nghiệm máu, Chỉ số mỡ trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số mỡ trong xét nghiệm máu sẽ báo cho chúng ta những dấu hiệu nguy hiểm nhằm kịp thời chỉnh lại lối sống hoặc phải điều trị để kiểm soát hiện trạng rối loạn mỡ máu.
Khi xét nghiệm máu, bạn cần quan tâm đến 4 chỉ số quan trọng trong mỡ máu, đó là Triglyceride, cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c) và HDL-cholesterol (HDL-c).
Cholesterol và Triglycerides được mang đi trong máu nhờ sự kết hợp với một chất gọi là lipoprotein chính là LDL và HDL. Cholesterol kết hợp cùng với LDL (được ký hiệu là LDL-c) là một loại cholesterol khi dư thừa sẽ có hại cho cơ thể. Chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu, lắng đọng lại trong thành mạch máu và là yếu tố chủ đạo tạo thành các mảng xơ vữa động mạch.
Cholesterol khi kết hợp cùng với HDL ( ký hiệu là HDL-c) là một loại cholesterol có ích đối với cơ thể. HDL-c là kẻ thù của xơ mỡ động mạch là bởi chúng có khả năng mangcholesterol dư thừa đọng lại từ trên thành mạch máu trở về gan.
Như vậy, nếu như muốn phát hiện bệnh sớm cần tiến hành làm những xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng mỡ trong máu. Có đến 3/4 thành phần nếu xét nghiệm máu thấy dư thừa sẽ gây hại là , LDL-Cholesterol ,Triglyceride và cholesterol toàn phần; chỉ có 1/4 thành phần bảo vệ đó chính là HD- cholesterol.
Khi có kết quả xét nghiệm máu cũng cần chú ý tới sự cân bằng giữa thành phần gây hại LDL-c và các thành phần có khả năng bảo vệ bảo vệ HDL-c. Nếu thành phần gây hại cao và thành phần có lợi thấp thì việc điều trị bệnh rối loạn mỡ máu phải được thực hiện ngay không được phép chậm trễ.
Khi có sự bất thường ở bất kỳ kết quả chỉ số về xét nghiệm máu ở bộ phận nào nào thì đó đã bị rối loạn mỡ máu. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các yếu tố khác liên quan như: đi kèm tiểu đường, tuổi cao, bệnh tim mạch, cao huyết áp...
Trên thực tế là nhiều người không sử dụng mỡ, trứng... hay người những ăn chay lâu năm hoặc người gầy khi đi xét nghiệm máu vẫn thấy bị bị rối loạn mỡ máu. Điều tưởng này chừng vô lý tuy nhiên cholesterol trong máu có 2 nguồn gốc: thứ nhất là từ thức ăn hàng ngày chúng ta sử dụng , còn lại tới 80% lượng cholesterol của cơ thể là do gan tự tổng hợp từ đường và đạm. Vì thế, dù không nhiều ăn mỡ,mọi người vẫn có thể gặp phải tình trạng mỡ máu cao.
Các nghiên cứu đã chứng minh được, giải quyết được vấn đề rối loạn máu nhiễm mỡ là cần thiết để hạn chế dẫn tới biến chứng tai biến mạch máu não, tai biến về mạch vành tim, và giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng mạch máu.
Các phương pháp điều chỉnh chỉ số xét nghiệm mỡ máu
Có hai phương pháp điều trị bệnh rối loạn mỡ máu (máu nhiễm mỡ) gồm điều trị bằng cách không dùng thuốc và điều trị bằng cách có dùng thuốc.
Việc điều trị không dùng thuốc tức là chỉ thực hiện một lối sống lành mạnh như hạn chế tối đa hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, thay đổi những thói quen ăn uống hàng ngày, và chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao. Nếu như thực hiện tốt cholesterol toàn phần trong máu có thể giảm được tới 15%-20%.
Biện pháp điều trị có sử dụng thuốc sẽ được sử dụng sau khi áp dụng các chế độ điều trị không dùng thuốc trong khoảng 3 - 6 tháng mà vẫn không có hiệu quả. Các loại thuốc hạ mỡ máu có thể gây nhiều ra tác dụng phụ nên người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
Theo các chuyên gia về tim mạch, khi cơ thể đã xảy ra tình trạng máu nhiễm mỡ thì nên có kế hoạch điều trị lâu dài, kiên trì. Trước hết cần phải ngừng hút thuốc lá, nói không hoặc cố gắng hạn chế bia rượu, không sử dụng thực phẩm có nhiều chất béo, chứa cholesterol; tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng các thực phẩm chức năng, các thảo dược từ thiên nhiên để kiểm soát mỡ máu như GDL-5 (có trong FAZ) và điều hòa cholesterol... hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị bệnh tốt hơn. Nên đi xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra tình trạng bệnh.
Bài viết trên đã cho bạn những câu trả lời chính xác nhất và mọi thông tin liên quan đến chủ đề Chỉ số mỡ trong xét nghiệm máu là gì? Lily & WeCarechúc bạn luôn có được hệ tim mạch mạnh khỏe và có một cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp.
Xét nghiệm theo dõi mỡ máu tại Xander
Người ta gọi mỡ máu cao là thành phần mỡ trong máu cao hơn mức bình thường. Chứng mỡ máu cao chủ yếu là tăng cholesterol và triglycerid. Vì vậy để xác định mình có bị mỡ máu cao hay không, bạn nên làm các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm tăng Cholesterol toàn phần:Để định lượng nồng độ cholesterol toàn phần. Bình thường nồng độ cholesterol toàn phần có giá trị từ 4-5mmol/l. Nếu chỉ số này lớn hơn mức tiêu chuẩn thì bạn đã nhiễm mỡ máu cao.
- Xét nghiệm triglycerid toàn phần:Để định lượng nồng độ triglycerid toàn phần. Bình thường nồng độ triglycerid toàn phần có giá trị nhỏ hơn 2,3mmol/l. Khi chỉ số này vượt quá tiêu chuẩn thì được gọi là mỡ máu cao.
Chỉ với một cuộc điện thoại hay một cú click, bạn có ngay xét nghiệm mỡ máu tại nhà của Xander, với
- Toàn bộ quy trình phân tích mẫu xét nghiệm sẽ được thực hiện tại phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện nhiệt đới Trung ương.
- Với Xét nghiệm tại nhà, bạn sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nơi mình đăng ký thay vì ngồi cả ngày chờ đợi mệt mỏi ở bệnh viện.
- Nhanh chóng có ngay kết quả xét nghiệm chính xác và Được trả kết quả tận nơi với địa chỉ bạn đã đăng kí. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
- Hỗ trợ đặt khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
5 cơ sở xét nghiệm máu được đánh giá cao ở Hà Nội
Danh sách những địa chỉ uy tín khám tổng quát trước khi mang thai lần đầu
Chi tiết gói xét nghiệm Xander dành cho phụ nữ mang thai tuần 15-22
Lưu ý gì trước khi chuẩn bị khi xét nghiệm khả năng sinh sản?
Phụ nữ mang thai tuần từ 32 đến 36 nên dùng gói xét nghiệm nào?
Hiện Xander cung cấpGói xét nghiệm theo dõi mỡ máugiúp bệnh nhân kiểm soát nồng độ mỡ trong máu phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Chi phí xét nghiệm
- Giá Gói xét nghiệm theo dõi mỡ máu Xander đề xuất: 520,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
(*) Thông tin chỉ số mang tính chất tham khảo, không thực sự chính xác với kết quả lâm sàng của từng người bệnh
Xem thêm:
- Giải thích ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm mỡ máu
- Đây chính là thần dược giúp thải độc trong mỡ, trong máu hiệu quả - cả năm không tốn tiền đi bệnh viện
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!