Chính xác thì vi-rút Zika là gì mà khiến cả thế giới lo sợ?

Sống khỏe mạnh - 11/28/2024

Theo WHO, có tới 80% bị nhiễm bệnh không hề biết mình đang mang bệnh, đơn giản: vi-rút Zika rất khó theo dõi.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, vi-rút Zika đang có nguy cơ bùng phát, gây dị tật bẩm sinh, tạo ra hiện tượng đầu nhỏ hay chứng 'ăn não' ở trẻ sơ sinh. Hiện có khoảng 20 quốc gia châu Mỹ, 10 khu vực khác ở châu Phi, châu Á và TBD đã phát hiện thấy bệnh. Dưới đây là một số điều cần biết về căn bệnh này để nhằm giúp mọi người phòng tránh.

1. Chính xác vi-rút Zika là gì?

Vi-rút Zika là căn bệnh lan truyền do muỗi gây bệnh sốt vàng Aedes aegypti và muỗi Aedes albopictus gây ra. Có thể nói ngắn hơn, vi-rút Zika là căn bệnh đầu nhỏ, khiến trẻ sinh ra đầu dị thường, não phát triển lệch lạc hoặc không phát triển đầy đủ dẫn khuyết tật trí tuệ, vận động và ngôn ngữ. vi-rút Zika lần đầu tiên được phát hiện thấy ở loài khỉ Uganda năm 1947. Sau lan rộng đến Nam Thái Bình Dương và gây ra một đợt bùng phát trên đảo Yap ở Micronesia vào năm 2007. Dân số đảo này quá nhỏ để nghiên cứu nên các triệu chứng đã bị bỏ qua hoặc nhầm là bệnh cúm.

Đầu năm 2015, Brazil đã xuất hiện ca bệnh Zika đầu tiên, sau đó vi-rút lan nhanh sang một số quốc gia châu Mỹ và hiện đã có mặt tại 23 quốc gia châu Mỹ, 4.000 trường hợp đầu nhỏ được phát hiện thấy tại Brazil.

Chính xác thì vi-rút Zika là gì mà khiến cả thế giới lo sợ?

Vi-rút Zika là căn bệnh do muỗi Aedes aegypti và muỗi Aedes albopictus gây ra (Ảnh minh họa: Internet)

2. Vì sao vi-rút Zika lại gây tật đầu nhỏ?

Các nhà khoa học chưa chắc bệnh vi-rút Zika có phải là thủ phạm gây tật đầu nhỏ hay không mà chỉ nghi ngờ ở mức cao. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về vi-rút này, nhưng nó không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Đầu nhỏ thường không phát hiện thấy cho đến cuối 'quý II' giai đầu thai kỳ. Nếu mắc bệnh, trẻ sinh ra thường có đầu dị thường, não phát triển không bình thường, dẫn đến khuyết tật về thể chất lẫn trí tuệ, vận động và ngôn ngữ. Khó ăn là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ khát sữa ở trẻ sơ sinh, có thể dẫn đến viêm phổi gây tử vong hoặc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Vi-rút Zika cũng liên quan đến hội chứng Guillain-Barre, hội chứng thần kinh có thể gây tê liệt.

3. Làm thế nào để biết mắc bệnh vi-rút Zika?

Theo WHO, có tới 80% bị nhiễm bệnh không hề biết mình đang mang bệnh, đơn giản: vi-rút Zika rất khó theo dõi. Các triệu chứng thường nhẹ, đi kèm sốt, đau khớp, phát ban, hoặc viêm kết mạc (mắt đỏ), nhức đầu và đau cơ. Các triệu chứng chỉ kéo dài trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng như trên cần đi khám ngay, nhất là trong bối cảnh dịch đang bùng phát.

Chính xác thì vi-rút Zika là gì mà khiến cả thế giới lo sợ?

Một em bé bị mắc chứng đầu nhỏ (Ảnh: Internet)

4. Không đến vùng có dịch, liệu có mắc bệnh vi-rút Zika?

Theo Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) không có báo cáo cụ thể của các bang, nhưng đã có hơn 30 trường hợp nhiễm vi-rút Zika trong nhóm người Mỹ, đến du lịch vùng có dịch vi-rút Zika trở về. Các nhà khoa học còn phát hiện thấy tinh dịch cũng có thể mang vi-rút Zika, những bằng chứng lan truyền bệnh kiểu này rất hiếm.

5. Vi-rút Zika có thể phòng ngừa hoặc chữa khỏi?

Theo WHO, cho đến nay chưa có thuốc chủng ngừa hoặc điều trị bệnh vi-rút Zika. Dự kiến trong năm 2016, sẽ có vắc-xin đầu tiên cho căn bệnh mới lạ nói trên. Theo Laura Harrington, trưởng khoa Côn trùng, thuộc ĐH Cornell Mỹ, việc ra đời vắc-xin sốt xuất huyết thương mại sẽ hỗ trợ rất nhiều, hạn chế bệnh sốt vàng, sốt Dengue và giảm thiểu bệnh vi-rút Zika, trước khi vắc-xin vi-rút Zika chính thức được bào chế.

6. Phòng ngừa vi-rút Zika đối với phụ nữ khi mang thai?

Chính xác thì vi-rút Zika là gì mà khiến cả thế giới lo sợ?

Phụ nữ mang thai được xác định là có vi-rút Zika cần được siêu âm 3 - 4 tuần/lần để theo dõi (Ảnh minh họa: Internet)

Theo khuyến cáo của CDC, phụ nữ cần tuân thủ nghiêm túc các quy định kiểm soát sinh đẻ, khi mang thai nên tránh đi du lịch tới các quốc gia và vùng lãnh thổ đang có dịch Zika. Phụ nữ mang thai đã đi du lịch đến các vùng có dịch Zika trở về, trong vòng hai tuần cần phải xét nghiệm nhiễm vi-rút Zika. Nếu dương tính nên siêu âm để kiểm tra kích thước đầu thai nhi hoặc kiểm tra hàm lượng lắng đọng canxi trong não, đây là hai tiêu chí thể hiện nguy cơ mắc bệnh đầu nhỏ. Ngoài ra, cũng nên xét nghiệm nước ối, hay thủ thuật chọc ối để xác nhận sự hiện diện vi-rút Zika. Phụ nữ mang thai đi du lịch đến những nơi Zika bùng phát nhưng không có triệu chứng lâm sàng cũng cần siêu âm, xét nghiệm nước ối để kiểm soát những thay đổi về kích thước đầu của trẻ.

Phụ nữ mang thai được xác định là có vi-rút Zika cần được siêu âm 3 - 4 tuần/lần để theo dõi giải phẫu hoặc tăng trưởng của thai nhi. CDC khuyến cáo, những phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng thuốc, nhất thiết phải tư vấn bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, gây dị tật bẩm sinh. Trong khi chưa có phương pháp điều trị cho tật đầu nhỏ, việc phát hiện sớm có thể giúp phụ nữ giải quyết những điều không mong muốn, nhất là ngừng mang thai hoặc có những giải pháp chăm sóc tốt hơn. Một số quốc gia châu Mỹ như: Brazil, Ecuador, Colombia và El Salvador còn khuyến cáo phụ nữ tránh mang thai đến 2 năm sau khi hết dịch để tránh sự cố không mong muốn có thể xảy ra.

7. Zika có thể trở thành mối đe dọa nếu thời tiết ấm lên?

WHO ước tính, có từ 3 - 4 triệu người trên khắp châu Mỹ sẽ bị nhiễm bệnh trong vòng một năm. 60% số người Mỹ sống tại các khu vực Zika có nguy cơ lây nhiễm trong thời gian mùa hè. Tuy nhiên, điều kiện sống tốt sẽ giảm nguy cơ lan truyền bệnh. Tại các nước nghèo, điều kiện sống thấp, cộng với vệ sinh kém, thời tiết nóng ẩm dễ làm cho bệnh lan truyền nhanh. Vì vậy, công tác phòng ngừa là rất quan trọng, như sử dụng các biện pháp diệt muỗi, diệt côn trùng theo chỉ dẫn, mặc áo dài tay và quần dài, hoặc ngủ mắc màn để tránh muỗi đốt.

DS. Chu Trang Nhung

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!