Chớ xem thường những cơn đau bụng kinh!

Sức khỏe phụ nữ - 04/25/2024

Cơn đau bụng kinh luôn là nỗi ám ảnh của nhiều chị em. Tuy nhiên, hãy thận trọng vì đó có thể là báo hiệu của bệnh khác.

Phụ nữ luôn phải vật vã khổ sở vì đau bụng trong những ngày “đèn đỏ”. Có lẽ không ít chị em đã tìm đến những loại thuốc giảm đau quen thuộc khi có kinh nguyệt hoặc kể cả thuốc tránh thai để chữa những cơn đau này. Cách chữa ấy liệu có đúng hay không? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về thông tin và giải pháp cho cơn đau bụng kinh nhé.

Tại sao các chị em lại đau bụng vào “ngày ấy”?

Tùy theo cơ địa mà các chị em phải chịu những các cơn đau kéo dài hoặc đau nhói từng đợt mỗi khi gặp “đèn đỏ”. Lí giải cho điều này, các bác sĩ đã phát hiện ra hung thủ gây ra đau đớn cho bạn là sự tiết prostaglandin từ tuyến ở tử cung gây đau bụng kinh. Đây là hormone kích hoạt các cơn co thắt tử cung. Các mức độ của hormone này càng cao, các cơn đau bụng sẽ càng nặng.

Thuốc tránh thai cứu cánh cho cơn đau bụng kinh

Thuốc tránh thai được cho là có thể làm giảm các cơn đau khó ưa vào ngày đèn đỏ. Theo một đánh giá được công bố tại Cochrane Library, thuốc tránh thai được cho là làm giảm lượng prostaglandin (một nhóm các chất hormone tham gia vào một loạt các chức năng cơ thể như sự co và giãn cơ trơn, sự giãn nở và co thắt mạch máu, kiểm soát huyết áp). Thuốc tránh thai cũng ức chế sự rụng trứng, bảo đảm kinh nguyệt đều đặn và giảm các rối loạn liên quan. Tuy nhiên, vì thuốc tránh thai có thể gây ra tác dụng phụ đến sức khỏe nên bạn cần đến bác sĩ để nhờ tư vấn loại thuốc phù hợp với cơ địa.

Lưu ý: đau bụng vào ngày hành kinh cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh khác

Các cơn đau bụng vào ngày hành kinh cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm. Nếu sử dụng thuốc giảm đau không hiệu quả, rất có thể bạn mắc phải những trường hợp sau:

  • U xơ tử cung hay tăng trưởng noncancerous quá mức trong thành tử cung;.
  • Adenomyosis: tình trạng bệnh trong đó niêm mạc tử cung phát triển lấn vào thành cơ tử cung;
  • Bệnh viêm vùng chậu: là một nhiễm trùng khung chậu thường được gây ra bởi bệnh lây truyền qua đường tình dục;
  •  Cổ tử cung hẹp: việc mở cổ tử cung khó gây cản trở dòng chảy kinh nguyệt.

Trước khi tự ý đến hiệu thuốc để tìm thuốc giảm đau, bạn nên dành thời gian khám phụ khoa để xác định cơn đau bụng kinh của mình có phải là dấu hiệu của các loại bệnh kể trên hay không.

Bạn có thể quan tâm đến đề tài:

  • 5 thắc mắc không biết hỏi ai về chu kỳ kinh nguyệt
  • Khó ngờ nước giải khát có thể tác động đến kinh nguyệt
  • Lo lắng về kinh nguyệt không đều và sự thật là…

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!